Kể lại một kỉ niệm nhớ mãi trong em

0
370
Загрузка...
Загрузка...

Khi thơ ấu ai ai trong chúng ta cũng có những kỉ niệm nhớ mãi, để rồi khi lớn lên, khi thành đạt, khi cuộc sống bon chen, xô bồ làm con người trở nên mệt mỏi, thì những kỉ niệm đó chính là liều thuốc xoa dịu những tâm hồn đang kiệt sức. Sau đây, 60s.edu.vn sẽ giới thiệu với bạn đọc, với các bậc phụ huynh, các em học sinh lớp 8 một số bài văn mẫu về kỉ niệm nhớ mãi trong chúng ta.

Đề bài: Em hãy kể lại một kỉ niệm nhớ mãi trong em.

Bài văn mẫu số 1: Kể lại một kỉ niệm nhớ mãi trong em

Thấy bộ lông trắng mượt, cái đuôi vẫy tíu tít, đôi tai cụp xuống…của chú chó hàng xóm, tôi lại chợt hồi tưởng đến con Tuyết – vật nuôi mà ấn tượng sâu đậm với tôi nhất. Tôi bất giác nhớ lại kỉ niệm với chú chó mến yêu mà luôn hiện lên thật đậm nét.

Kỉ niệm nhớ mãi trong tôi về bạn ý!

Sự ngẫu nhiên đã làm Tuyết trở thành vật nuôi của tôi. Lần ấy, khi trên đường đi học về, tiếng kêu ư ử phát ra từ lùm cây đã níu chân tôi. Đó là một chú chó nhỏ, nó thật nhỏ nhắn và gầy guộc, chắc đã bị người ta bỏ lại. Tôi nhặt về và tự đặt tên nhờ bộ lông trắngmà tôi ấn tượng. Tuyết đã lớn hơn rất nhiều sau khi về nhà tôi, đôi tai to luôn cụp xuống, thân hình cao ráo và đã có phần khỏe mạnh, cái đuôi cong luôn ve vẩy, đôi mắt sáng long lanh…Đặc biệt, Tuyết có một chiếc mũi đen ươn ướt lại luôn khịt khịt như đang ngửi. Tuy, Tuyết không phải là chú chó quá đẹp hay quá lộng lẫy nhưng trong tôi, nó mãi là hoàn hảo và đáng yêu nhất.

Đúng, Tuyết là chú chó thật hiền lành đấy nhưng khi nói về nhà tôi, nó vẫn là một chú chó nhút nhát mà tôi đã rất lâu để làm quen. Tuyết luôn co tròn nằm trong chiếc nhà nhỏ bằng gỗ như ngập ngừng, e sợ thế giới bên ngoài. Có lẽ, thời gian bị con người vô tâm kia bỏ lịa đã làm cho nó cách biệt với sự nhộn nhịp hay hơn nữa là căm ghét mọi người. Tôi cho nó ăn bằng một cái bát sát và đặt ngoài cửa rồi lặng lẽ đứng chờ Tuyết ăn. Cứ như vậy suốt một tuần liền, tôi quyết định sẽ thử chạm vào bộ lông của nó. Như mọi ngày, vẫn cho Tuyết ăn và đứng nép vào một bên. Nhìn khuân mặt dễ thương, dáng đã đầy đặn hơn và không còn lộ những chiếc xương sườn, tôi muốn thật nhanh ôm ấp nó. Tuyết vẫn mải mê ăn trong khi bàn tay tôi chầm chậm đưa ra, khẽ chạm vào đôi tai to cụp. Bị giật mình, Tuyết cắn vào tay tôi, bộ răng sữa không quá nhọn nhưng đủ làm tôi đau đớn. Vội rụt tay lại, những vết răng hiện lên dưới màu thâm tím. Mắt tôi ầng ậng nước, môi mím chặt. Tôi đã khóc…Bởi quá đau hay tâm trạng man mác? Tôi rất buồn vì con chó mà mình bỏ công nuôi nấng lại đáp trả thế này, công lao chăm sóc chẳng lẽ là đây! Đêm hôm ấy, tôi trằn trọc mãi không ngủ được bởi những suy nghĩ  miên man.

. Sáng hôm sau, tôi chuẩn bị lại cho Tuyết ăn mà trong lòng chưa hết giận. Bước đến chuồng quen thuộc nhưng…ô kìa, Cái bộ lông trắng như đám mây đang lon ton chạy trên sân. Ánh sáng hi vọng lại lóe lên trong tôi. Đổ cơm vào bát, mắt tôi đưa nhìn Tuyết, nó đang chạy lại. Tôi định quay đi nhưng đột nhiên thấy chiếc mũi ươn ướt chạm vào chân, rồi Tuyết chồm lên vẫn với chiếc mũi ấy tiếp tục chạm nhẹ vào vết thương đã băng lại trên tay tôi. Nhìn đôi mắt long lanh của nó như muốn xin lỗi hành động của mình hôm qua. Tôi chẳng biết chỉ là hành động vui đùa hay đã đủ thông minh để xin tôi tha thứ. Bất kể là gì, điều quan trọng nhất là Tuyết đã bước được ra khỏi thế giới tối tăm kia và nhìn ngắm ánh sáng mặt trời, lại một lần nữa, bàn tay tôi lại chạm vào Tuyết. Nó không giật mình mà khoái chí để tôi vuốt ve bộ lông mượt mà. Điều gì đã khiến Tuyết thay đổi? Phải chăng là nhờ tôi hay nó đã nhận thấy thế giới thật thú vị. Đây ắt hẳn sẽ trở thành một kỉ niệm nhớ mãi trong lòng tôi. Ít lâu sâu, tôi với Tuyết đã hoàn toàn thân thiết. Tôi đi học, Tuyết chạy ra chào tạm biệt. Trở về nhà, chiếc đuôi ve vẩy đón tôi. Từ đây, Tuyết đã biết trông nhà, biết người quen kẻ lạ và thật xứng đáng là chú chó ngoan nhất.

Chừng nửa năm sau, Tuyết lớn phổng và chững chạc hơn rất nhiều, bộ lông lại càng đẹp hơn. Như mọi ngày, tôi vẫn đi học, Tuyết vẫn chào tạm biệt tôi. Nhưng chẳng tốt lành như mọi khi…Tuyết đã bị một chiếc xe tông phải. Tiếng kêu làm tôi quay lại, bộ lông trắng pha màu đỏ, đôi mắt như gượng hé mở, chỉ còn thoi thóp. Chỉ một vài giây sau, Tuyết đã ra đi…Ôi! Chú chó bé nhỏ của tôi, người bạn thân thiết của tôi đã thực sự đến một nơi khác mà bỏ mặc cậu chủ nơi đây.

Kỉ niệm nhớ mãi về Tuyết sẽ luôn ở trong tôi. Hình bóng chú chó thân thương vẫn ở quanh đây: bộ lông trắng mượt, đôi tai cụp xuống, chiếc đuôi vẫy tíu tít… Thiên thần nhỏ của tôi ơi, hãy ngủ yên nhé!

Bài văn mẫu số 2: Kể về kỉ niệm thời thơ ấu nhớ mãi trong em

Bình Yên – Quê hương tôi đó. Nơi đã cho tôi mầm sống ngay từ buổi chào đời cho đến khi tôi khôn lớn như bây giờ. Tuổi thơ tôi cứ êm đềm bên lũy tre xanh, cánh đồng bát ngát và con đường quanh co. Và cũng chính nơi đây đã lưu giữ lại biết bao kỉ niệm nhớ mãi thời thơ ấu của tôi.

Trải qua ba mươi năm lớn lên ở đây, tôi cũng phải tải qua bao trận roi khủng khiếp của ba, bao lần mắng mỏ của mẹ. Vậy mà tôi vẫn nghịch ngợm, vẫn nô đùa. Mới gần đây, tôi đã bị một trận no đòn của bố vì cái tội đi chơi mà không xin phép. Những kỉ niệm nhớ mãi đó cứ theo tôi đến tận bây giờ, mỗi khi gặp sóng gió cuộc đời, những kỉ niệm đó lại giúp tôi xoa dịu nỗi buồn. Chả là như thế này…

Tôi có một người cậu tên là Trung. Cậu lớn hơn tôi hai tuổi mà nghe chừng nghịch không kém tôi. Cậu có dáng người nhỏ nhắn, cao lênh khênh. Nước da đen cháy vì phải làm việc đồng nhiều. Còn tôi may mắn hơn nhiều, tôi không phải làm việc đồng áng bao giờ nhưng tôi vẫn cứ đen, có khi đen hơn cả cậu. Cậu tôi thường trêu: “Mày suốt ngày học mà cứ đen thui thế kia à! Những lúc đó, tôi chỉ cười trừ. Mà  lấy đâu ra học suốt ngày cơ chứ, có mà đi nghịch trời nắng nhiều ấy! Và cái kỉ niệm nhớ mãi này cũng liên quan đến cậu Trung…

Có một lần, như bao lần khác, tôi đạp xe vào nhà ông ngoại rồi rủ cậu đi chơi. Lúc đó, đã mười hai giờ trưa. Tôi ăn cơm xong rồi gải vờ đi ngủ. Chờ đến khi cả nhà đã ngủ hết, tôi trốn đi, lấy xe đạp đi một mạch vào nhà cậu. Cậu đang ngồi ở gốc cây trong vườn, thấy tôi vào sướng như bắt được vàng. Tôi cất xe đạp, chạy ra chỗ gốc cây cậu ngồi rồi nói thầm: “Ông ngủ chưa?” Cậu tôi cũng thì thầm: “Ngủ rồi! Đi chơi không?” Tôi trả lời: “Vào đây không đi chơi thì đi học à!” Thế rồi cả hai cậu cháu bắt đầu cuộc phiêu lưu đầy lý thú.

Tôi chạy đi đào run. Tôi cuốc từng nhát một cách nặng nè. Tôi thở hồng hộc, mặt đỏ bừng bừng. Xới tung cả khoảng đất trống sau mà tôi mới được có hai con. Cậu tôi đã chuẩn bị xong cần câu. Cậu ra vườn xem thành quả của tôi thế nào thì thở dài than: “ Mày xới vườn sau của bà lên về bà cho mày ăn ớt”. Thế rồi cậu kéo tôi ra chỗ khúc gỗ để trong vườn lâu ngày. Cậu lật từng khúc lên, run ngho nghe đầy trên mặt đất. Thế là tôi tha hồ mà nhặt. Cậu tôi cốc nhẹ đầu tôi bảo: “Mày còn kém lắm, nhìn cậu mà học tập”. Phần chuẩn bị đã xong, hai cậu cháu vác cần ra tít tận ao làng câu cá.

Mỗi cậu cháu một cái cần. Hình như trời nắng quá. Nắng đến nỗi cá không thèm cắn. Câu được một lúc lâu, tôi chán nản chạy sang chỗ cậu, cậu đã ngủ được một giấc trên bãi cỏ rồi. Tôi lay cậu tôi dậy bảo: “Thôi! Về đi cậu”. Cậu tôi gật gù rồi cả hai thu cần rồi đi về. Kỉ niệm nhớ mãi của tôi cũng không dừng lại ở đấy.

Về đến nhà thì đã hai giờ chiều. Tôi nói nhỏ bí mật này nhé: “Chiều nay tôi trốn học đấy!” Tôi lại rủ cậu đi bắt châu chấu và thả diều ngoài đồng, cậu tôi đi thả bò ra vườn và kiếm chai để bỏ châu chấu.

Cả hai cậu cháu lại đủng đỉnh đi ra đồng. Vừa đi cậu vừa hỏi tôi: “Mày xin phép mẹ chưa?” Tôi chần chừ rồi cũng bảo “Có”. Bởi tôi biết nếu chưa xin phép mẹ cậu sẽ không cho tôi đi đâu. Tới nơi, cậu cởi trần ra rồi vứt cái áo vào giỏ xe, cậu tôi nhìn gầy thế mà cơ bắp nổi thế. Bắp tay cậu to phải hơn cái chày giã gạo. Cậu nhảy xuống ruộng sắn, châu chấu cứ bay tới tấp. Cậu vồ, cậu chộp, chả mấy chốc đã đầy một chai. Những món này tôi giỏi hơn nhiều, tôi bắt đã gần đây chai thứ hai. Cậu khen tôi nức nở.

Gió ngoài đồng lồng lộng. Mặt trời lúc này đã không còn chói chang như trước, tôi lấy cái chai bỏ vào giỏ, ngồi căng diều. Cậu tôi làm diều đẹp khỏi chê. Diều cứ vi vu, vi vu. Tôi nằm trên đám cỏ mà vui sướng biết bao.

Bất chợt tôi nhìn đồng hồ, thôi chết, đã năm giờ rồi cơ à. Tôi xin phép cậu về trước rồi phóng thật nhanh xe về nhà. Về đến nhà, mẹ tôi đã ngồi ở ghế, mặt nóng như chảo lửa. Thấy tôi về mẹ tôi cầm ngay cái chổi chít. Tôi vẫn bình thản chào mẹ. Rồi mẹ tôi tra hỏi một loạt. Mẹ tôi kết thúc bằng cái câu quen thuộc: “Nằm xuống…!” Bộp…bộp…bộp – Tiếng chổi đập vào mông tôi kêu lên. Tôi đau đớn nằm im…

Tôi sẽ nhớ mãi kỉ niệm nhớ mãi này và sẽ không bao giờ quên. Đây đúng là bài học nhớ đời cho tôi.


Đề bài: Hãy kể lại một kỉ niệm nhớ mãi trong thời thơ ấu của em.

Cuộc sống vội vã của xã hội hiện đại khiến con người dường như quên đi những kỉ niệm nhớ mãi trong chúng ta – kỉ niệm thời thơ ấu. Nhằm giúp ích cho các em học sinh lớp 8 trong việc “kể lại một kỉ niệm nhớ mãi trong em”, 60s.edu.vn xin giới thiệu với bạn đọc một số bài văn mẫu sau đây.

Bài văn mẫu số 1: Kể lại một kỉ niệm nhớ mãi trong thời thơ ấu của em

Sống trong cuộc đời này, không ai là không có những kỉ niệm vui buồn khác nhau: người thì có kỉ niệm cùng bạn bè vui chơi dưới trời mưa tầm tã, người thì có những kỉ niệm dưới mái trường thân thương…Nhưng với tôi, kỉ niệm nhớ mãi mà tôi không thể nào quên, nó vẫn in sâu trong tâm trí tôi đến tận bây giờ. Đó là một lần “bỏ nhà ra đi” …

Chuyện là, cách đây ba năm, vào một buổi chiều đẹp trời có nắng nhẹ và những con gió làm ta mát rượi, khoan khoái thì bố mẹ tôi thông báo cho tôi một tin là: nhà tôi sắp có thêm thành viên mới. Cả nhà tôi ai cũng mừng quýnh lên. Từ ngày hôm đó, lúc nào nhà tôi cũng có những cuộc trò chuyện về cậu em trai của tôi, nào là đặt tên cho em là gì? nào là tưởng tượng ra khuôn mặt đáng yêu của cậu…Rồi cứ thế, ngày qua ngày, đã đến ngày “hoàng tử” của nhà chúng tôi ra đời. Ôi, cậu bé mới đáng yêu làm sao! Cậu mập mập, da trắng hồng, môi chúm chím như bông hoa đầu cành, tóc đen láy… Ai trong nhà tôi bây giờ cũng chỉ chăm chút cho cậu bé. Và kể từ đó, tôi bắt đầu “bị” sai vặt. Lúc thì “ Hoa ơi! Lấy cho mẹ cốc nước”; lúc thì lấy cho em cái kia…Dần dần tôi cảm thấy mình không được bố mẹ yêu thương như trước nữa, mỗi lúc cảm thấy như vậy, tôi thường chạy vào phòng học vẽ những bức tranh mà tôi tưởng tượng ra. tôi vẽ bố mẹ dắt em tôi đi chơi vui vẻ, còn tôi thì nấp sau cái cây nhìn theo họ, tôi vẽ những giọt nước mắt trên khuân mặt tôi trong tranh mỗi lúc to dần. Tôi vẽ có chục bức tranh như vậy và hình như mẹ tôi đã phát hiện ra . Một hôm, mẹ gọi tôi vào phòng và hỏi:

– Hoa ơi, dạo này mẹ thấy con buồn lắm, nói cho mẹ nghe đi, con bị làm sao à! Hay là việc học hành gặp khó khăn gì hả con?

Tôi không nói, chỉ lắc đầu. Rồi mẹ lại hỏi:

Hay là con ghen tị với em?

Chết tôi rồi, mẹ đã biết rồi sao? Tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi nghĩ đến cái cảnh mẹ sẽ nói với bố và bố sẽ la mắng tôi. Tôi bảo mẹ:

– Mẹ ơi! Mẹ có thương con nữa không mẹ?

Mẹ tôi trả lời ngay:

– Có, mẹ lúc nào cũng thương con và cả em con nữa. Mẹ yêu cả hai chị em.

– Lại có cả em! Sao lúc nào mẹ cũng nhắc đến em thế? – Tôi vùng vằng chạy vào phòng học và rút một bức tranh tôi mới vẽ tối hôm qua lúc bị mẹ bắt lấy cho em bình sữa. Tôi đưa cho mẹ tôi rồi chạy thẩng ra ngoài. Và tôi bắt đầu một ngày, không biết bây giờ mẹ làm gì nhỉ? Mẹ có biết tôi đi đâu không? Trời ơi, hàng loạt những điều không hay làm tôi sợ hãi. Tôi sẽ về nhà. Không. Tôi sẽ không về bởi nếu về tôi sẽ lại bị mẹ sai vặt nhưng giờ đói quá biết lấy gì để ăn, không một đồng xu trong túi thì biết làm thế nào? Bây giờ có nên về nhà không nhỉ? Tôi nghĩ hồi lây rồi liều mình chạy thẳng về nhà. Nhưng từ đây về nhà còn xa quá, biết làm thế nào. Ở đây lại còn lắm cây, lắm bụi thì biết đâu sẽ có chuyện chẳng lành xảy ra với tôi thì sao? Tôi cứ thế khóc nấc lên, mặc cho trời tối, tôi chạy thật nhanh mong sẽ về nhà. Nhưng sự thật không như mong muốn, tôi không mang theo kính. Thảm họa đây rồi! tôi nhìn mọi vật mờ mờ, thêm cái bụng đói từ sáng chưa được nhét cái gì vào càng làm cho tôi mờ mắt. Tôi nghĩ giờ này khéo cả nhà đang ăn tối rồi, mâm cơm thì có những món ngon tuyệt. Tôi lại khóc lớn hay, may sao gần đến nhà rồi. Tôi dò dẫm từng bước, cố lê về nhà. Vừa bước về đến cổng, tôi ngã gục xuống cả cứ thế lịm đi. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra khi tôi trong tình trạng này, tôi chỉ biết lúc tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm cạnh em trai tôi, còn mẹ tôi thì mắt sưng húp. Trời, mẹ đã tìm tôi cả ngày hôm ấy, mẹ đã khóc nhiều lắm – Tôi nghe bố kể vậy đó. Và tôi đã ôm lấy mẹ, òa lên khóc làm mẹ tôi cũng khóc theo, tôi thì thầm với mẹ:

– Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ, con sẽ không làm như vậy nữa đâu, con xin lỗi mẹ!

– Không, con không có lỗi, lỗi tại mẹ, mẹ không để ý đến suy nghĩ của con, nếu hôm nay con có chuyện gì thì mẹ ân hận cả đời.

Tôi nghe mẹ nói vậy, càng khóc to hơn. Mẹ bảo tôi:

– Thôi mà, con có thương mẹ không? Nếu thương mẹ thì con hãy hôn lên má  em và mẹ một cái rồi ra ngoài ăn cơm. Tôi làm theo lời mẹ, hôn lên má mẹ và  ôm lấy đứa em bé bỏng đang ngủ của con, hôn lên cái má hồng mềm mại của em tôi rồi nhỏ nhẹ thầm thì vào tai em:

– Yêu em nhiều, bé cưng của chị!

Rồi tôi ra ngoài dọn cơm cùng mẹ và nhà tôi hôm đó có một bữa cực kì ngon! Nào là : sườn xào, nào là cá rán, toàn những món tôi thích…

Thắm thoát, vậy mà đó đã nhiều năm trôi qua rồi. Em tôi đã lớn và tôi cũng trưởng thành hơn. Nghĩ lại lúc đó, tôi thấy mình dại quá! Bây giờ, tôi càng yêu em Khoa của tôi hơn! Kỉ niệm nhớ mãi này tôi không thể quên trong cuộc đời mình, nó cứ hiện ra trong tôi khi tôi cùng chơi đùa với em, tôi cứ nghĩ đến cái lúc ấy nếu mà lúc ý có chuyện gì không may xảy ra thì làm gì tôi được chơi đùa, được che trở cho em nữa.

Bài văn mẫu số 2: Kể về kỉ niệm mà em nhớ mãi

Liệu rằng các bạn còn nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu của mình không? Tôi thì tôi nhớ lắm! tôi nhớ những trò chơi trẻ con, nhớ những câu hát tuổi thơ, nhớ lũ bạn của tôi…Nhưng kỉ niệm nhớ mãi trong tôi là một lần trốn ngủ trưa đi chơi và tôi đã bị một trận mắng tơi bời kèm theo “mấy con trạch” ở bọng chân. Nhớ lắm! không thể nào quên.

Hôm đó, trời nóng bức, cái nắng của mùa hè, kèm theo những làm gió nhẹ thổi qua. Ăn cơm xong, tôi leo lên giường giả vờ ngủ. tôi chờ bố mẹ tôi ngủ rồi rón rén bước từng bước nhẹ nhàng ra khỏi nhà. Cái Lan đã chờ sẵn ngoài cổng, tôi chạy ra ngoài cổng, leo lên xe nó rồi đi ra bờ tre ngoài đồng. Đó là nơi chúng tôi vui chơi xen nhiều kỉ niệm tốt đẹp, là nơi nghỉ chân của các bác nông dân khi đi làm về , là nhà của những chú chim, là bạn thân của cả làng tôi. Đến nơi, các bạn tôi đã đến đông đủ rồi. Cái Mai, cái Ngọc, cái Phượng…tất cả đều đã đến. Tôi là người lớn tuổi nhất trong nhóm đó nên tôi được chúng nó coi trọng, nghe lời tôi. Chúng tôi xưng hô với nhau là “bác, tôi”. Các bạn biết chúng tôi chơi trò gì không? Trò bán hàng! Cái Mai, Ngọc …le te đi chọn chỗ bán, chọn các mặt hàng để bán nào là hoa, rau, măng…Kèm theo là những tiếng cười hả hê của bọn tôi. Những búp tre nhỏ chúng tôi gọi là măng, cây dại bên đường được chúng tôi bó gọi là rau, vài cành hoa xuyến chi bó lại, bọc ngoài bằng lá dọc khoai là thành bó hoa nhỏ xinh xinh…Tôi là người bán rau. Tôi cất giọng rao bán hàng như những bà bán hàng chuyên nghiệp, tiếng rao thánh thót hòa trong tiếng gió hiu hiu của buổi trưa hè.:

 – Ai mua rau không?

– Bác bán rau gì ? Nay rau có tươi không bác? – Mai hỏi tôi

– Tươi, ngon lắm bác ạ! Bác mua đi – Tôi đáp

– Bao nhiêu tiền một mớ? – Mai lại hỏi

– Dạ, hai nghìn đồng bác ạ – Tôi trả lời

– Cho tôi bó này…- Mai đáp

Giọng chúng tôi nói chuyện lanh lảnh làm om vang cả xóm làng. Chúng tôi chơi vui lắm, bỗng từ trong ngõ, tôi thấy người nào trông xa xa dáng dấp giống mẹ tôi đang đi ra. Lòng tôi bỗng trở nên lo sợ. Thôi chết, là mẹ tôi thật. Mẹ tôi tay cầm roi mây, mặt hằm hằm, đi lại gần chỗ tôi. Tôi lắp băp:

– Dạ…dạ…

– Ai cho con ra đây chơi chứ? Mẹ bảo con đi ngủ cơ mà, sao con không nghe lời mẹ trốn ra đây chơi hả? không ngủ trưa, tối làm sao thức học bài được? – Mẹ quát tôi với vẻ mặt tức giận.

Quay sang, lũ bạn tôi đã mất tiêu đâu rồi? Tôi tự hỏi trong đầu. Chúng về hết rồi sao?. Mẹ bảo tôi lên xe theo mẹ về nhà. Về đến nhà, mẹ tôi sẵn roi mây ở tay đánh tôi cái “Đét” vào bọng chân. Đau lắm nhưng tôi không dám khóc vì tôi biết mình sai rồi và nếu tôi khóc mẹ càng đánh tôi. Tôi xin lỗi mẹ và hứa lần sau sẽ không làm như thế nữa. Mẹ không đánh tôi nữa mà kêu tôi vào ngủ.

Tối về, tôi mới biết bọng chân tôi đã được ăn “ba con trạch”. Nó đỏ lừ, sưng lên và tôi đau lắm. Từ lần đó trở đi, tôi không dám trốn ngủ trưa đi chơi nữa, tôi cũng xấu hổ với bạn bè nữa…Đây là kỉ niệm nhớ mãi, đến bây giờ dù đã lớn khôn nhưng không quên được những trận đòi roi để nên người của mẹ.

Đến tận bây giờ, tôi vẫn sợ bị đánh vì ám ảnh từ lúc nhỏ đã “ăn roi mây”. Lúc đó, tôi không thích ngủ trưa nhưng đến bây giờ tôi mới hiểu cái lợi ích của việc ngủ trưa và tôi biết được mẹ thương tôi rất nhiều. Kỉ niệm nhớ mãi đó luôn theo tôi đến mọi nơi tôi đến. Nhớ! không bao giờ quên. Nó đã cho tôi một bài học đáng nhớ.

Đề bài số 5: Kể về kỉ niệm với chú chó cứng đáng yêu

Tuổi thơ dữ dội hay bằng phẳng, vui hay buồn đều đọng lại trong chúng ta những kỉ niệm đáng nhớ, sẽ theo ta suốt cuộc đời. Dưới đây là một kỉ niệm đáng nhớ của một bạn nhỏ, kể về kỉ niệm với chú chó đáng yêu của mình. Mời các bạn độc giả tham khảo

  • Bài văn mẫu số 5:

Hôm nay, trời quá đẹp! Không nắng mà cũng chẳng mưa. Tôi dự định sẽ đi chơi nhà bà ngoại, chơi xong rồi đi siêu thị…Rồi mẹ ra bảo tôi dọn dẹp nhà kho cùng mẹ và mẹ hứa xong việc sẽ đưa tôi đi chơi. Tôi hào hứng, từng đồ đạc đang dần được sắp xếp ngăn nắp. Chợt từ một góc nhỏ, tôi thấy một chiếc vòng cổ bằng da. Ôi! Thì ra nó là chiếc vòng của chú chó ngao Tây Tạng nhà tôi. Cái kỉ niệm đáng nhớ đó lại ùa về trong tôi. Chú chó ấy tên là Lulu, trong một lần đi du lịch bên Trung Quốc, bố tôi đã mua nó về. Tôi đã đặt tên cho nó là Lulu.

Lulu khoác lên mình một bộ lông đốm đen – trắng. Đôi mắt đen láy như hai hòn bi ve nhưng lại hơi híp. Đôi tai to, lúc thì vênh lên, lúc thì lại cụp xuống. Nó có một hàm răng nhọn hoắt trông rất dữ tợn. Cái mũi thì lúc nào cũng khịt khịt như đánh hơi con mồi nào đấy. Nó có một cái bụng “sáu múi” trông rất cường tráng. Đôi chân to khỏe, đi kèm với bộ móng vuốt nhọn hoắt, phủ dưới lòng bàn chân là một lớp đệm mềm mại, lúc cần thiết thì Lulu chạy rất nhanh. Tôi không thể tưởng tượng được rằng nếu Lulu cắn một ai thì điều gì sẽ sảy ra đây? Ấy vậy mà cũng từ cái bộ răng dữ tợn ấy đã làm nên một kỉ niệm đáng nhớ mà không bao giờ tôi quên.

Và cái điều tồi tệ mà tôi thầm nghĩ đó đã đến. Hôm đấy là sinh nhật tôi \, như mọi năm, tôi mời vài người bạn đến chơi thôi, chứ không phải là mời cả làng. Nam với Khải là hai anh em, hai đứa nó cũng là hai người bạn của tôi, tuy chênh lệch về tuổi tác nhưng chúng tôi rất thân nhau, chúng tôi luôn tâm sự, chia sẻ vui buồn với nhau. Tối hôm đó, Nam và Khải đến đầu tiên, tôi đang cùng mẹ chuẩn bị một ít hoa quả, bánh kẹo để chiêu đãi các bạn, lulu sủa hai tiếng và bỗng nhiên “Goạp” một cái và tiếng khóc hu hu phát ra từ ngoài cổng. Tôi vội cầm đèn pin chạy nhanh ra. Một cảnh tượng thật hãi hùng, Nam ngồi ôm chân và tay dính đầy máu, Khải thì ngồi xổm cầm hòn đá để dọa Lulu. Tôi đuổi nó ra chỗ khác và dìu Nam vào nhà. Bố mẹ tôi vội rửa vết thương và băng lại cho Nam, khuân mặt Nam và Khải vẫn còn tái nghiệt. Tôi nghiến răng: “Tao mà bắt được mày thì mày ăn đủ”. Buổi sinh nhật vẫn diễn ra bình thường nhưng tôi cảm thấy nó ảm đạm không vui như các năm trước.  Hôm sau, tôi rình ngoài vườn và cầm trong tay cây gậy mộc, chỉ với sự việc tối hôm qua, tôi đã ghét nó. Tôi định cho nó “Xơi bả” nhưng lương tâm tôi không cho phép làm như vậy. Chợt nó đi qua, tôi nép trong bụi lao ra quật túi bụi. Nó không chạy mà cứ để cho tôi quật, nó cứ kêu “Ăng ẳng” mà thấy tội nghiệp, tôi đành tha cho nó, nó thu cụp đuôi sát vào thân và lủi dần ra tận góc vườn.

Sau khi Nam khỏi và qua nhà tôi chơi, hai chúng tôi tâm sự. Nam nói: “Con Lulu không có lỗi gì đâu anh à, thực ra cũng tại bọn em muốn tạo bất ngờ cho anh nên rón rén trèo qua cổng vào, định hù cho anh bất ngờ, nhưng không ngờ trời tối nên Lulu nó không nhận ra bọn em, Nó muốn bảo vệ chủ đó. Thôi thì anh đừng giận nó nữa…” Chưa nói hết câu thì tôi chen ngang: “Nó cắn mày như thế mà sao không giận được, nhỡ mai nó cắn chết ai thì tao còn mặt mũi nào mà làm chủ của nó?” Nam nói tiếp: “Ừ! Vậy thì anh cứ giận nó tiếp đi, giận luôn cả em cũng được. Em về đây” Tự dưng tôi thấy mắt cứ hoe hoe, từng giọt lệ đã lăn trên má: “Mình đã sai sao?” Câu hỏi cứ quanh quẩn trong đầu tôi.

Ngày qua ngày, Lulu nằm ở cuối vườn bên gốc cây vải, nó không thèm ăn gì, bát cơm mẹ tôi bưng cho nó từ hôm kia mà nay vẫn nguyên, có lẽ nó giận tôi, thù tôi từ xương tủy. Hôm nay, tôi tự cầm bát cơm trộn thịt mang ra cho Lulu, khi vừa thấy tôi, nó đã tỏ vẻ vui mừng, cái đuôi cứ phe phẩy, quật mạng vào đất. Nó không giận tôi ư? Vậy thì tại sao tôi lại giận nó? Tôi lại gần và xin lỗi: “Tao xin lỗi mày Lulu ạ, tao biết mày chỉ cố để bảo vệ tao và gia đình tao thôi, mày không có lỗi, tao đã hiểu lầm mày rồi”. Tôi để bát loa cơm xuống, nó ăn ngồm ngoàm mà đến nghẹn, nó đã đói quá rồi. Tôi liền chạy về mang cho nó một ca nước lọc, nó uống như húp canh. Tự dưng tôi lại thấy vui lây. Sau đó, tôi cùng Lulu tung tẩy về nhà. Tôi nẳn nỉ mẹ mua cho tôi cái vòng cổ da cá sấu dành riêng cho Lulu, rồi phong nó là vệ sĩ, trông nó thật oai phong lẫm liệt.

Những ngày sau đó, tôi sống cuộc sống êm đềm, hạnh phúc bên gia đình và vệ sĩ Lulu. Cứ mỗi sáng, tôi tỉnh dậy và chỉ thấy còn một chiếc dép, tôi đi tìm thì thấy Lulu đang “nhá” dép tôi ngoài vườn, tôi đâu có trách Lulu yêu dấu đâu, tôi nhẹ nhàng xoa đầu nó và nhặt dép về nhà. Có nhiều lần, nó còn

  • Bài văn mẫu số 6:

“Gâu..Gâu” là tiếng của Tony – chú chó màu đen sẫm tuyệt đẹp. Cái tiếng ồm ồm từ trong nhà vọng ra tận đầu xóm của nó khiến cho bất cứ tên trộm nào cũng phải khiếp sợ. Nhưng đối với tôi thì khác, đó là một niềm vui. Vừa mới mở cửa ra, Tony đã chồm chồm ra, nhảy quanh. Cái đuôi vẫy vẫy, trông thật đáng yêu. Lưỡi đỏ lòm thè ra khoe hàm răng trắng muốt như muốn tôi cho nó cái gì đó để gặm nhấm. Nó quấn quýt mãi khiến tôi phát bực và quát lớn mới chịu đi. Chính nó làm tôi nhớ đến Tintin – chú chó đã để lại cho tôi một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời mình.

Tintin chính là con của Tony. Thực ra, trước đây Tony có tận ba đứa con cơ nhưng do quá yếu nên chúng chết cả rồi. Chỉ còn duy nhất một mình Tintin thoát khỏi số phận của hai người anh em. Vừa mới sinh ra, Tintin mang trên mình một màu vàng chói chang như ánh mặt trời. Đôi mắt đen láy như biết nói. Từ sau khi đẻ Tintin, Tony gầy dộc đi nhưng bù lại Tintin thì múp míp, tròn lông lốc như hòn bi ve, trông mà thích mắt. Tintin rất ham ăn, mỗi lần đi cho “gia đình” này ăn là tôi phải cho Tony ăn trước rồi mới đến con Tintin nếu không tintin sẽ tranh hết phần của mẹ nó. Tôi và Tintin cùng nhau vui chơi, rong ruổi trên các cánh đồng quê mênh mông, chúng tôi quấn quýt bên nhau..vui lắm. Tất cả thành những kỉ niệm đáng nhớ trong tôi.

Những ngày tháng êm đềm cứ thế trôi qua với tôi và mẹ con To-Tin. Rồi cũng đến một ngày, bố tôi chuẩn bị về quê thăm bà nội. Tôi vui lắm vì phải đến gần một năm tôi chưa được về thăm bà. Cứ mỗi lần về là bà lại cho bao nhiêu là quà bánh. Tất cả những suy nghĩ này bỗng nhiên vụt tắt khi bố nói thêm: “Bố sẽ mang Tintin về cho bà”. “Sao? Tintin sẽ  đi ư?, nó còn bé mà! Làm thế Tintin chắc chắn sẽ buồn lắm!
Những ý nghĩ như vậy cứ dồn dập hiện lên trong đầu tôi khiến tôi không biết mình nên bắt đầu từ đâu nữa. Đêm ấy, tôi trằn trọc nghĩ. Tôi muốn tự mình tìm ra một cái nguyên nhân, một cái cớ để bố tôi đem nó đi một cách đường đột và dữ dội đến như vậy. Nhà ba tôi ở xa lắm, cách nhà tôi hàng trăm km nên việc đi thăm Tintin cũng không phải việc muốn là làm được. Tôi đã khóc, nước mắt đầm đìa chảy xuống gối cùng với cái đầu ngập tràn những câu hỏi “Tại sao?”. Tôi không thể hiểu được một con chó đã làm gì sai, nó có thù oán gì chứ? Tôi cố gắng lục lại trong kí ức những mảnh kỉ niệm khi đi xa. Dần dần tôi cũng tự hiểu ra sao bố lại ghét nó. Nó phải đi và đi đến nơi thật xa như vậy. Bố tôi vốn có một đàn gà tre, bố chăm bẵm nó từ hồi còn bé tí đến trưởng thành. Nhưng đàn gà không hiểu vì sao cứ vơi dần, vơi dần. Bố tôi quyết định sẽ canh chừng xem thủ phạm là ai. Đúng như dự đoán chính là Tintin, Tintin là tên trộm gà, cắp gà. Tôi sốc lắm.Tôi không nghĩ rằng Tintin lại là thủ phạm gây ra vụ này. Lúc đó, bố tôi sôi máu lên, cùng với việc chuẩn bị về quê nên bố tôi đã quyết định cho bà nuôi. Cái khoảng khắc bố tôi cho Tintin vào bao tải, nó rên lên ư ử và nhìn tôi với đôi mắt biết nói ấy: “Chị ơi, em xin lỗi chị đấy, chị tha cho em, em nhớ mẹ lắm!” Chị không thể, bố chị đã quyết rồi thì chị cũng không làm gì được. Chị xin lỗi. Bỗng dưng khóe mắt tôi cay cay và như có cái gì đó chặn ngang cổ họng.

Tôi chạy vào phòng vệ sinh. Tôi nghẹn ngào khóc thút thít. Phần vì tôi không muốn khóc trước mặt người khác. Phần vì không muốn thấy cảnh nó giãy dụa, cố gắng chui ra khỏi cái bao tải để trở về với mẹ, với tôi, với cái gia đình này. Đành lòng vậy, chứ biết sao bây giờ. Giờ có muốn thay đổi cũng không được. Tạm biệt nhé Tintin ơi. Em về ở với bà, bảo vệ bà và chờ chị về thăm, em hãy sống tốt nhé, những kỉ niệm đáng nhớ của chị em mình, chị sẽ cất giữ trong lòng và chờ ngày tái ngộ với em!

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here