Tính chất hóa học của muối và bài tập áp dụng

0
496
Загрузка...
Загрузка...

Các kiến thức về tính chất hóa học của muối là một trong những kiến thức không thể bỏ qua khi học môn hóa, vì muối có liên quan đến rất nhiều các dạng bài tập khác nhau và cần thiết cho cả quá trình học của bạn. Vì vậy những chia sẻ về tính chất hóa học của muối và bài tập ứng dụng dưới đây chắc chắn sẽ rất hữu ích cho bạn đấy!

I. Tính chất hóa học của muối

Cũng giống như các chất hóa học khác, muối thể hiện tính chất hóa học khi tác dụng với các chất khác.

1. Tính chất hóa học của muối tác dụng với kim loại

Khi đem dung dịch muối tác dụng với kim loại có thể tạo thành muối mới và kim loại mới.
Điều kiện để xảy ra phản ứng là: Tính theo dãy hoạt động hóa học của kim loại thì kim loại từ Mg trở đi và phải đứng trước kim loại trong muối.
Phản ứng ví dụ:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

2. Tính chất hóa học của muối khi tác dụng với axit

Muối tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới.
Phản ứng ví dụ:
BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

3. Tính chất hóa học của muối khi tác dụng với dung dịch muối

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
Phương trình ví dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

4. Tính chất hóa học của muối khi tác dụng với dung dịch bazơ

Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Phương trình ví dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓

5. Phản ứng phân hủy muối

Một số muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao bạn cần nhớ như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

Ví dụ: 2KClO3 2KCl + 3O2
CaCO3 CaO + CO2

II.Bài tập vận dụng tính chất hóa học của muối

Để có thể nắm vững và nhớ lâu hơn các tính chất hóa học của muối bạn áp dụng làm các bài tập dưới đây nhé!

1. Bài tập tính chất hóa học của muối

Bài tập 1: Hãy nhận biết các chất dưới đây bằng phương pháp hóa học.

a) 3 ống nghiệm không màu đựng 3 dung dịch NaCl, NaOH, Na2SO4, hãy nhận biết chúng bằng phương pháp hóa học.

b) 6 lọ không nhãn đựng các hóa chất sau: HCl, H2SO4, CaCl2, Na2SO4, Ba(OH)2, KOH. Hãy nhận biết hóa chất đựng trong mỗi lọ chỉ dùng qùi tím.

c) Nhận biết 4 lọ hóa chất mất nhãn chứa 4 muối sau: Na2CO3, MgCO3, BaCO3, và CaCl2.

Bài tập 2: Hãy hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:

1) Fe(NO3)3 –> Fe(OH)3 –> Fe2O3 –> FeCl3 –> Fe –> FeCl2 –> AgCl
2) Na –> Na2 O –> Na2SO3 –> NaCl –> NaOH –> Fe(OH)3 –> Fe2O3 –> Fe2(SO4)3

Bài tập 3: Hãy hoàn thành các phản ứng hóa học sau (nếu xảy ra) và phân biệt đâu là phản ứng trao đổi:

1)CaCO3 + 2HCl CaCl2 +…+ H2O

2) MgCl2 + NaNO3 …

3)Ca(OH)2 + K2CO3 …+ 2KOH

4)Na2SO4 + HCl …

5)… + 2HNO3 Ca(NO3)2 + 2H2O

2. Lời giải

Bài tập 1:

a) Lần 1: Dùng quỳ tím sẽ chia thành 2 nhóm:

-NaOH: chuyển sang màu xanh

-NaCl, Na2SO4: không chuyển màu

Lần 2: Dùng Ba(OH)2 nhận biết NaCl và Na2SO4:

Na2SO4: xuất hiện kết tủa trắng của BaSO4

Na2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + H2O

NaCl: không có hiện tượng gì

b) Lần 1: dùng quì tím sẽ chia ra thành 3 nhóm:

Nhóm 1: làm quì tím hóa đỏ: HCl, H2SO4.

– Nhóm 2: làm quì tím hóa xanh: Ba(OH)2, KOH.

– Nhóm 3: không làm quì tím đổi màu: CaCl2, Na2SO4.

Lần 2: dùng 1 trong 2 lọ của nhóm 2 cho tác dụng với từng lọ trong nhóm 3:

– Nếu không tạo kết tủa thì lọ nhóm 2 là KOH và lọ còn lại là Ba(OH)2 hay ngược lại.

– Lọ tạo kết tủa ở nhóm 2 là Ba(OH)2 với lọ Na2SO4 ở nhóm 3. Từ đó tìm ra lọ CaCl2.

Lần 3: dùng Ba(OH)2 tác dụng lần lượt với 2 lọ của nhóm 1. Lọ tạo kết tủa là H2SO4, lọ còn lại là HCl.

c) Dùng dung dịch H2SO4 để nhận biết.

– Lọ vừa có khí vừa có kết tủa trắng là BaCO3.

H2SO4 + BaCO3 –> BaSO4 + H2O + CO2

– Lọ không có hiện tượng gì là CaCl2.

– 2 lọ còn lại có khí bay lên là Na2CO3, MgCO3

H2SO4 + Na2CO3 –> Na2SO4+ H2O + CO2 ­

H2SO4 + MgCO3 –> MgSO4 + H2O + CO2 ­

Dùng dung dịch NaOH cho vào 2 lọ Na2CO3 và MgCO3 , lọ nào có kết tủa trắng Mg(OH)2 là lọ chứa MgCO3. MgCO3 + 2NaOH –> Mg(OH)2 + Na2CO3

Bài tập 2:

1)

Fe(NO3)3 + NaOH NaNO3 + Fe(OH)3
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Fe2O3+ 6HCl 2FeCl3 +3H2O
FeCl3 + 3AgNO3 Fe(NO3)3 + 3AgCl
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
FeCl2 + 2AgNO32AgCl + Fe(NO3)2

2)

Na + O2 2Na2O
(22Na2O + SO2 Na2SO3
(3) Na2SO3 + BaCl2 –> BaSO4 + 2NaCl
(4) 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 +H2
(5) 3NaOH + FeCl3Fe(OH)3 + 3NaCl
(6) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
(7) Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O

Bài tập 3:

1)CaCO3 + 2HCl CaCl2+ CO2 + H2O

2) MgCl2 + NaNO3 Không xảy ra phản ứng

3)Ca(OH)2 + K2CO3 CaCO3 + 2KOH

4)Na2SO4 + HCl Không xảy ra phản ứng

5)Ca(OH)2 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + 2H2O

Nhìn chung tính chất hóa học của muối không quá khó nhớ nên bạn chỉ cần chăm chỉ ôn tập chắc chắn có thể giải quyết được các dạng bài tập liên quan đến tính chất hóa học của muối 1 cách dễ dàng. Chúc các bạn học tốt!

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here