Suy ngẫm về tinh thần tự học

0
385
Загрузка...

Học – Học nữa – Học mãi là khẩu hiệu được nêu cao ở các nhà trường. Nhưng học như thế nào thì các bạn nên suy ngẫm về tinh thần tự học để nâng cao hiệu quả trong học tập.

  • Bài tham khảo 1: Suy ngẫm về tinh thần tự học

Загрузка...

Ngày nay trên thế giới có rất nhiều bạn đã thành công trên con đường học tập nhờ tinh thần tự học, tự nghiên cứu của chính bản thân mình. Nhiều người cũng từng chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ khác noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công trong sự nghiệp như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách khoa học và phù hợp.

Quá trình con người tiếp thu những kiến thức trong học tập, kĩ năng trong cuộc sống do người khác truyền lại. Đó cũng chính là quá trình tự họ. Tự học chính là con người tự tìm ra cách và quyết tâm theo đuổi cách đó để tự tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Đó chính là tinh thần tự học. Khi việc học tập của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta còn thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền đạt lại. Học sinh chưa biết khai thác, sáng tạo từ những bài giảng trên lớp của thầy cô. Ngoài ra, việc học thêm tại các lớp học thêm, các trung tâm ôn luyện khiến bạn mất quá nhiều thời gian hay việc dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.

Ngày nay việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở với nhiều học sinh. Không ít các bạn học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Đó là “học vẹt” Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ có rất nhiều học sinh bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.

Việc tự học sẽ giúp con người nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là một chiếc chìa khóa để ta mở cửa kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta có tinh thần tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công trong sự nghiệp và trong cuộc sống đồng thời nâng cao tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu, sáng tạo và nắm rõ được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như trong sách, báo, hoặc từ các kênh truyền hình trên ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh hoặc từ những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi bản thân chúng ta có tinh thần tự học, tự nghiên cứu, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành và đưa vào thực tiễn cuộc sống, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ tinh thần tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh…Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương để chúng ta noi theo.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập và sẽ mang lại kết quả cao. Những người có tinh thần tự học thì bản thân họ sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao  mới. Em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thế hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Tinh thần tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.

  • Bài tham khảo 2: Suy ngẫm về tinh thần tự học

Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc lượng kiến thức về đời sống, khoa học ngày càng gia tăng. Để đáp ứng được nhu cầu học vấn của thời đại, mỗi người cần phải tìm cho mình phương pháp học tập phù hợp để tiếp cận tốt hơn với những nguồn kiến thức đó. Trong đó quan trọng hơn hết là tinh thần tự học. Vậy tự học là gì?

Tự học là tự giác, chủ động trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri thức. Tự học không đơn thuần chỉ để tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế.

Tự học đóng một vai trò rất quan trọng trên con đường học vấn của mỗi người. Người luôn có tinh thần tự học thì họ luôn có ý thức tự mày mò, tìm kiếm, nghiên cứu một cách tích cực và không cần ai nhắc nhở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhờ đó những con người ấy luôn biết nhìn xa trông rộng, không bị tụt hậu so với xã hội, luôn nhạy bén trong thực tế do biết áp dụng kiến thức đã học trong các tình huống của cuộc sống. Kiến thức là vô hạn trong khi trí nhớ của con người là hữu hạn, nếu chỉ biết học tủ, học vẹt thì ta sẽ không thể biến những kiến thức ấy thành của mình để vận dụng vào thực tế mà các kiến thức đó sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Có tinh thần tự học chúng ta sẽ khắc phục được nhược điểm này đồng thời giúp ta rèn luyện thói quen tích cực, chủ động hơn trong những hoàn cảnh khó khăn. Hơn hết, khi có tinh thần tự học ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của tri thức từ đó trở nên say mê khám phá, học hỏi nhiều điều hay, điều mới lạ hơn nữa. Tự học chính là cuộc hành trình của bản thân để nâng cao kiến thức. Những bước đi đầu tiên sẽ luôn có nhiều chông gai, thử thách nhưng chính những lúc bế tắc ấy lại là động lực thúc đẩy chúng ta tích cực tư duy để tìm ra hướng đi. Cái cảm giác lúc tự mình ngộ ra được những điều mới lạ thật không còn gì vui hơn và bài học đó ta sẽ nhớ mãi. Tự học giúp ta nắm vững căn bản, sáng tạo nghiên cứu và mở rộng kiến thức chứ không phải nhận thức một cách máy móc. Có tự học ta mới có thể hệ thống được những kiến thức đã học và kịp thời nhận ra thiếu sót của bản thân để bồi đắp, từ đó ta có bước đầu tự tin trên con đường học tập. Trong lịch sử ta thấy có rất nhiều tấm gương thành tài nhờ nỗ lực tự học của bản thân như: Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền hay chính là chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong thực tế ta có thể thấy vẫn còn rất nhiều bạn học tủ, học vẹt một cách máy móc để đối phó với kiểm tra, thi cử. Cách học này chỉ đem lại hiệu quả tức thời nhưng không mấy ai nghĩ đến hậu quả lâu dài của nó. Đó là việc bạn bị mất gốc kiến thức. Những cách học ấy làm cho việc học của ta không đạt hiệu quả mà còn lãng phí thời gian và công sức. Những con người này nếu không biết vươn lên tự học thì sẽ mãi bị bỏ lại phía sau mà thôi.

Vậy để việc tự học có hiệu quả, ta cần phải nắm vững kiến thức căn bản của thầy cô truyền thụ thật tốt, biết liên kết chúng thành một khối kiến thức đầy đủ và vững chắc. Từ đó mới có thể áp dụng vào trong bài tập. Ta cũng cần phải soạn trước bài học ở nhà để nắm bắt được nội dung chính và dễ dàng theo kịp bài giảng của thầy cô khi học trên lớp. Ta còn có thể học nhóm cùng bạn bè trong lớp sau giờ học để ôn lại bài giảng trên lớp hay cùng nhau giải quyết những bài tập khó. Nhưng quan trọng hơn hết mỗi người cần phải có tinh thần tự học tập mọi lúc, mọi nơi. Như vậy việc học sẽ không bị nhàm chán, không bị lệ thuộc gò bó từ đó khiến kiến thức sâu rộng hơn, in đậm trong trí nhớ ta hơn.

Tinh thần tự học luôn là phương pháp học tập hiệu quả, ít tốn kém và phù hợp cho mọi đối tượng. Vậy là thế hệ tương lai của đất nước, mỗi học sinh chúng ta hãy nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn nữa để trau dồi kiến thức cho bản thân thành một hành trang vào đời vững chắc mai sau để xây dựng đất nước.

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here