Mách bạn cách làm một bài nghị luận văn học!

0
575
Загрузка...
  1. Những hiểu biết cơ bản cần có về nghị luận văn học

  • Khái niệm: Căn cứ vào đề tài và đối tượng mà văn nghị luận được chia làm hai kiểu: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Nếu như đề tài, đối tượng nghị luận của bài văn nghị luận xã hội là một vấn đề về chính trị, tư tưởng, đạo lý hay một vấn đề xã hội thì với một bài văn nghị luận văn học lại là tác phẩm, hiện tượng văn học hay những ý kiến, nhận định văn học.
  • Những thao tác chính: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh…Trong bài văn nghị luận văn học, người viết thường sử dụng kết hợp nhiều thao tác, kĩ năng bởi khó mà có thể tách bạch một cách rạch ròi từng tháo tác một. Cũng có nghĩa là nghị luận văn học là kiểu bài đòi hỏi tính tổng hợp về cả kiến thức và kỹ năng. Để làm được một bài nghị luận văn học hay, người viết ngoài việc phải có các yếu tố cơ bản như kiến thức, năng lực cảm thụ còn cần có kỹ năng kết hợp đồng thời, linh hoạt các phép lập luận để làm sáng tỏ và trình bày vấn đề một cách thuyết phục, hấp dẫn.
  • Những yêu cầu cơ bản của một bài nghị luận văn học
Загрузка...

Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể, ý đồ sáng tác của tác giả từ đó phân tích, làm sáng tỏ các tầng nội dung, ỹ nghĩa trong ngôn từ cũng như hình ảnh của văn bản.

Bên cạnh việc phân tích, giảng giải, cần đưa ra những đánh giá, bình luận  về các giá trị của tác phẩm, ý nghĩa của vấn đề, hay nhiều khi là các hình tượng, hình ảnh, lời hay ý đẹp trong tác phẩm.

Bài văn cần có hệ thống luận điểm rõ ràng mạch lạc, những luận chứng, luận cứ cho luận điểm phải sinh động, dễ hiểu, đúng đắn, thuyết phục.

Lời văn chuẩn xác, trong sáng. Giọng văn hợp với vấn đề, với nội dung. Ngôn từ diễn tả sát, dúng bản chất của đối tượng mà mình muốn hướng tới.

  • Các dạng đề nghị luận văn học:

Phân tích, cảm nhận về một bài thơ, đoạn thơ, một khía cạnh về nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ

Nghị luận về một tình huống truyện

Phân tích, cảm nhận về đoạn văn xuôi

Phân tích, cảm nhận về  nhân vật hoặc chi tiết trong tác phẩm

So sánh, đối chiếu: hai nhân vật, hai chi tiết, hai tư tưởng, hai đoạn thơ, hai bài thơ…

Bình luận về một ý kiến bàn về văn học

Nghị luận 2 vấn đề bàn về văn học

Nghị luận về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

  1. Cách làm một bài nghị luận văn học

Tuy có nhiều dạng đề khác nhau, ở mỗi dạng sẽ có những điểm riêng biệt trong cách làm bài nhưng chung quy lại, một bài nghị luận văn học cần đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài với những ý chính sau:

      a. Cách làm mở bài

Mở bài là yếu tố quan trọng, tác động mạnh tới nhận định của người đọc bài viết. Một mở bài hay sẽ gây được ấn tượng và thiện cảm đối với người đọc nó. Tuy nhiên mở bài vẫn phải lấy kiến thức trọng tâm làm nền tảng. Những thông tin không thể thiếu trong phần mở bài gồm:

  • Giới thiệu thông tin cơ bản về tác giả. Cần dựa vào đề bài để đưa lượng thông tin vừa đủ. Ví dụ như đề bài là phân tích tác phẩm thì thông tin về tác giả chỉ cần nói sơ qua.
  • Giới thiệu tác phẩm về một số thông tin như: tên, năm sáng tác, điểm nổi bật, đặc sắc của tác phẩm đó so với những tác phẩm cùng thời, cùng thể loại.
  • Giới thiệu luận đề cần giải quyết. Đây là yếu tố quan trọng nhất mà bạn không được phép bỏ qua, nó sẽ là chìa khóa đề dẫn bài viết đi vào phần thân bài.

Một chú ý nho nhỏ cho phần mở bài nếu đề bài là phân tích bài thơ, đoạn thơ thì người viết không nên quên việc dẫn thơ. Tuy nhiên, cũng không được dẫn quá dài vì như thế sẽ biến phần mở bài thanh thân bài

      b.  Cách làm thân bài

  • Tiền đề phân tích

Ở phần này người viết nên đề cập đến hoàn cảnh, xuất xử của tác phẩm nếu nó có quyết định ít nhiều đến nội dung của tác phẩm. Nếu phân tích một đoạn thì cần giới thiệu vị trí của đoạn trong toàn bộ tác phẩm. Bên cạnh đó cũng cần giải thích các khái niệm hoặc nhận xét được nêu ra trong đề bài.

  • Phân tích

Bước vào phần này, trước hết người viết cần phân tách đối tượng phân tích thành từng phần, mỗi phần là một luận điểm, một luận điểm nên được trình bày trong một đoạn văn. Luận điểm nào quan trọng thì nên trình bày trước, luận điểm nhỏ hơn trình bày sau.

Khi đã chia thành từng luận điểm, người học cần dựa vào những kiến thức và kỹ năng của mình để triển khai vấn đề bằng cách kết hợp các thao tác trong văn nghị luận từ đó phân tích, trình bày rõ vấn đề.

Trong quá trình làm bài, để làm nổi bật lên sự đặc sắc, độc đáo của tác phẩm mình đang phân tích thì người viết cần so sánh tác phẩm đó với những tác phẩm cùng loại. Đây chính là cách để tạo độ sâu cho bài viết, một khía cạnh để ghi điểm trong mắt người đọc.

      c.  Cách làm kết bài

Tổng kết lại toàn bộ vấn đề đã trình bày ở phần thân bài từ đó rút ra kết luận. Ở phần này nên mở rộng vấn đề, liên hệ thực tế để tạo âm vang và tăng thêm giá trị thuyết phục cho bài viết.

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here