Nghị luận xã hội về thông điệp “Tổ quốc là tiếng mẹ, giữ gìn tiếng mẹ như giữ gìn Tổ quốc”

0
856
Загрузка...
Загрузка...

Đề bài: Suy nghĩ của anh/chị về thông điệp mà tác giả bài thơ muốn gửi gắm : Tổ quốc là tiếng mẹ, giữ gìn tiếng mẹ như giữ gìn Tổ quốc.

 Nghị luận xã hội về thông điệp: Tổ quốc là tiếng mẹ, giữ gìn tiếng mẹ như giữ gìn Tổ quốc.

Có thể nói rằng ngôn ngữ (tiếng nói) của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc là một thứ tài sản vô cùng quý giá. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện quan trọng trong các hoạt động giao tiếp của con người và xã hội mà đối với mỗi dân tộc, ngôn ngữ còn được ví như một thứ “căn cước” của nền văn hóa. Chính vì thế mà sống cách ta gần nửa thế kỷ, ông chủ bút báo Nam Phong khi diễn thuyết về Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” đã từng khẳng định “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; Tiếng ta còn, nước ta còn”. Chính vì lẽ đó mà giữ gìn, bảo vệ ngôn ngữ dân tộc là một việc làm cần thiết và thường trực của mỗi con người, mỗi quốc gia.

Đối với đất nước ta, Tiếng Việt là tiếng nói chính thống của dân tộc Việt. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước dù đã có biết bao những biến cố, thăng trầm của lịch sử nhưng Tiếng Việt vẫn tồn tại và luôn được mỗi  con người đất Việt gìn giữ và phát triển. Khi Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi, đất nước bước sang một kỉ nguyên mới – độc lập, tự do – tiếng Việt cũng giành được địa vị xứng đáng. Nó trở thành ngôn ngữ quan trọng trong mọi hoạt động hành chính, xã hội của đất nước. Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam. Và từ đó đến nay, tiếng Việt không ngừng được hoàn thiện và ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu đi lên của xã hội và đất nước.

Tuy nhiên trong xu thế hội nhập hiện nay, cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực đời sống, tiếng Việt cũng có nhiều  thay đổi. Đặc biệt là hiện tượng từ “lạ” xuất hiện ngày càng nhiều. Không thể phủ nhận một thực tế rằng, trước sự phát triển năng động của cuộc sống, tiếng Việt cũng phải mở rộng,  phải phát triển vốn từ để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Nhưng sự mới lạ không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với cái tích cực, đúng đắn. Sự tăng trưởng “nóng” của tiếng Việt trong thời gian gần đây đang thể hiện những yếu tố tiêu cực. Chúng ta không thể không bất ngờ, ngạc nhiên đến băn khoăn, day dứt khi đọc được những dòng chữ “tiếng Việt” của thế hệ trẻ hiện nay. Không chỉ dừng lại ở việc nhắn tin qua điện thoại cho bạn bè, cho người cùng trang lứa mà nhiều khi các em còn sử dụng kiểu viết ấy để giao tiếp với cả anh chị, bố mẹ, thầy cô giáo…Ngoài ra do thói quen sử dụng nên một số học sinh đưa những từ lạ vào cả vở ghi thậm chí cả những bài kiểm tra, bài thi. Tình trạng này đang trở nên báo động và cần có cái nhìn đúng đắn.  Nó không chỉ làm cho tiếng Việt mất đi sự trong sáng mà còn là những hành động đi ngược lại với đạo lí truyền thống, với thuần phong mỹ tục, làm mất đi đặc sắc của văn hóa dân tộc. Nó chính là yếu tố góp phần không nhỏ tạo nên sự hỗn loạn, “ô nhiễm” trong đời sống ngôn ngữ.

Trước tình trạng trên, mỗi người nên tự ý thức được ngôn từ mình sử dụng sao cho hợp lí, hãy yêu tiếng Việt như yêu người thân, yêu quê hương của mình, đừng biến nó chỉ đơn thuần là một công cụ để giao tiếp. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó nhằm làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Và như thế việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là trách nhiệm không của riêng ai mà trong đó có các cơ quan quản lí nhà nước về lĩnh vực này, của mọi công dân Việt Nam.

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here