Ý nghĩa của hạnh phúc gia đình trong tác phẩm “Một giờ của cha”

0
421
Загрузка...
Загрузка...

 Đề bài: Qua câu chuyện “Một giờ của cha” em hãy nêu cảm nghĩ của mình về ý nghĩa của hạnh phúc gia đình?

Bài văn mẫu về Ý nghĩa của hạnh phúc gia đình trong tác phẩm “Một giờ của cha”

Cuộc sống cũng giống như một cuộc chiến trường kì, đòi hỏi chúng ta phải vật lộn, đương đầu để mưu sinh. Trước những nhu cầu thường nhật ấy thì gia đình chính là một bến đỗ của tâm hồn, đưa con người về một thế giới tình cảm dạt dào, đầm ấm. Gia đình cũng là cái nôi nuôi dưỡng, là nguồn sức mạnh của mỗi người trên mọi nẻo đường cuộc sống. Ta trường thành trong vòng tay của mẹ, trong câu chuyện kể của bà, trong sự quan tâm của bố hay trong chính sự sẻ chia của anh chị – đó là những cung bậc thăng hoa mà ta được hưởng trong cuộc đời. Những hạnh phúc gia đình giản đơn ấy luôn tồn tại ở quanh ta tưởng chừng như thật gần gũi. Ấy vậy mà có người lại vô tình đánh mất cái hạnh phúc bình dị đó chỉ vì những nhu cầu vật chất, cuộc sống đủ đầy. Có lẽ vì thế mà câu chuyện trên đã nói với ta bao điều về sự thấu hiểu, quan tâm, chia sẻ giữa những thành viên trong gia đình.

Thực sự, câu chuyện đã tháo lỏng được cái nút tâm lý tồn tại trong mỗi người. Tình huống truyện giản dị mà sâu sắc, nó ám ảnh người đọc bởi những việc rất đỗi bình thường mà thiêng liêng. Người bố đang vật lộn để đảm bảo cho gia đình một cuộc sống đủ đầy về vật chất, hẳn ông nghĩ rằng sự vất vả của mình đã đủ để đứa con thấu hiểu và biết ơn. Ấy vậy mà cậu bé lại xin tiền mà không nghĩ đến những nhọc nhằn của bố. Thử hỏi trong hoàn cảnh ấy mấy ai làm cha mẹ lại không tức giận? Người bố trong câu chuyện cũng như bao người bố khác, cũng mắng con và cho rằng con mình ích kỷ – đó là một tình huống hết sức bình thường mà lại thắt chặt câu chuyện – một cái nút tâm lý khó mà tháo gỡ. Nhưng rồi chính sự vỡ lẽ của ông bố về hành động của mình đã tạo nên chiếc chìa khóa mở ra cái nút tâm lý ấy. Thì ra con mình chỉ muốn xin năm ngàn đô mua một giờ làm việc thôi ư? Thì ra mong ước của nó lại bé nhỏ giản đơn như vậy sao? hẳn rằng khi biết sự thật đó thì các ông bố, bà mẹ đều cảm thấy vô cùng ngạc nhiên và xúc động để rồi cố kìm dòng nước mắt như chính ông bố trong câu chuyện. Nhưng mong ước của cậu bé cũng như một ảo ảnh xa vời, cậu không thể cầm, không thể nằm và cũng không bao giờ đạt được. Vì sao vậy? Đơn giản chỉ vì bố quá bận rộn bươn trải, quá căng thẳng áp lực – tất cả chỉ vì những nhu cầu vật chất thường nhật. Phải chăng đây cũng chính là cái cảnh quen thuộc trong nhiều gia đình hiện nay?

Câu chuyện thực sự đó rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh với bao bậc làm cha mẹ. Chắc hẳn ai cũng muốn có một cuộc sống gia đình đầy đủ về vật chất – đó là một điều tất yếu không ai phủ nhận. Cũng chính từ mong ước đủ đầy ấy mà họ đó dần quên đi hạnh phúc gia đình để rồi đánh mất những tình cẩm thiêng liêng nhất trong cuộc đời. Nhưng những vàng son nhung lụa, những của cải vật chất đâu thể mua được những giá trị tinh thần lớn lao. Các bậc làm cha mẹ cũng đâu nghĩ rằng đứa con bé bỏng mà họ đã vất vả kiếm tiền để nuôi nấng lại bị tổn thương mạnh mẽ biết chừng nào. Mỗi ngày với chúng đều thật chán nản, thật tẻ nhạt khi thiếu vắng sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ. Phải chăng hạnh phúc gia đình luôn là điều khát vọng, mong đợi của chúng. Thế mới biết, hạnh phúc gia đình là món quà vô giá cần được nâng niu.

Trong dòng người ngược xuôi, trong cuộc sống văn minh hiện đại ngày nay, mấy ai biết quan tâm chia sẻ hiểu được tâm tư nỗi lòng của con cái? Mấy ai biết được con mình nghĩ gì, cần gì, mong ước điều gì? Có những người cha, người mẹ do công việc bận bận rộn bươn trải mà không dành thời gian cho con cái. Nhiều gia đình rất ít khi được ăn bữa cơm đầm ấm, xum vầy, ít khi con cái được gặp, được chuyện trò, được chơi đùa hay ngồi trong lòng cha mẹ. Vậy khoảng cách giữa họ chẳng phải đã dần trở nên lớn hơn hay sao? Có lẽ vì thế mà có nhiều trẻ em, nhiều thanh niên trở nên hư hỏng do thiếu sự quan tâm dạy dỗ do thiếu sự quan tâm dạy dỗ của bố mẹ. Cũng có những trẻ em bị trầm cảm, tự kỷ do hàng giờ, hàng ngày chỉ sống giữa bức tường cô đơn, trống trải. Thật bất hạnh biết bao! Những bậc làm cha mẹ đâu biết rằng liều thuốc tốt nhất chính là sự quan tâm, sẻ chia và thấu hiểu. Chúng ta có nên như vậy không? Hạnh phúc ở quanh ta, chúng đâu phải thứ gì xa xăm mà kiếm tìm mỏi mệt? Hạnh phúc là tự ta quyết định, tự ta lựa chọn và tự ta nuôi dưỡng. Trở lại với câu chuyện kia, hẳn cậu bé sẽ rất hạnh phúc nếu bố dành một chút thời gian để quan tâm đến cậu. George Santayana từng nói: “Gia đình là một trong những tuyệt tác của tạo hóa”. Vậy mỗi chúng ta hãy giữ gìn cho mình một hạnh phúc cuối từng từ chính gia đình đó.

Câu chuyện tuy ngắn nhưng có ý nghĩa sâu sắc như một lời nhắn nhủ người đọc. Gia đình bồi đắp cho con người những tình cảm thiêng liêng mà đầm ấm, là nơi tâm hồn ta được thanh thản nghỉ ngơi. Vậy mỗi chúng ta hãy biết nâng niu hạnh phúc gia đình từ những điều bình dị nhất. Hãy yêu thương, san sẻ, quan tâm để bảo vệ tổ ấm gia đình. Đó là bài học đắt giá cho cuộc sống của mỗi người.

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here