Nghị luận xã hội nếu bạn không sống bằng cái đầu của mình thì bạn đang sống bằng cái đầu của người khác

0
842
Загрузка...
Загрузка...

Đề bài: Nếu bạn không sống bằng cái đầu của mình thì bạn đang sống bằng cái đầu của người khác. Em hãy nếu ý kiến trên gợi cho bạn những suy nghĩ gì?

Nghị luận xã hội nếu bạn không của mình thì bạn đang sống bằng cái đầu của người khác

Trong vở kịch nổi tiếng Hamlẽt, nhà soạn kịch W.Shakespeare từng băn khoăn: To be or not to be, that’s a question (Tồn tại hay không tồn tại, đó là một câu hỏi). Và chẳng phải một nhà triết học Pháp – René Descartes cũng khẳng định: Cogito, ergo sum (Tôi tư duy tức là tôi tồn tại) đó sao. Như vậy, việc hình thành tư duy độc lập có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Kết cấu hô ứng nếu…thì… kết hợp cùng phép điệp ngữ đã khẳng định rõ vai trò của trí tuệ cá nhân. Chỉ khi bạn có những suy nghĩ, sáng tạo độc lập mới có thể khẳng định giá trị tồn tại của cái tôi.

Điều đó cũng phần nào lí giải được vì sao lịch sử nhân loại đã, đang và se lưu danh những con người kì tài. Bằng trí tuệ thiên bẩm cùng lối tư duy riêng biệt, họ đã có những phát hiện, khám phá rất mới mẻ, có giá trị. Isaac Newton đã phát minh ra định luật Vạn vật hấp dẫn nhờ việc bị một quả táo từ trên cây rơi trúng đầu. Với việc phát hiện ra một quy luật của vạn vật, một tri thức vĩ đại của nhân loại, Isaac Newton được tôn vinh là Người sáng lập ra Vật ly học cổ điển. Và để ghi nhớ công lao to lớn của ông, nhà thờ Westminster Abbey đã cho khắc một dòng chữ La-tinh trên bia mộ của ông: Hic depositum est, quod mortalẽ fult Isaac Newton (Một con người đã từng tồn tại và trang hoàng cho sự phát triển của nhân loại). Thế nhưng, hơn bất kì một ngành khoa học nào, văn chương luôn đặt ra một yêu cầu lớn: đổi mới, sáng tạo không ngừng nghỉ. Đây là yếu tố then chốt quyết định đến giá trị toàn bộ tác phẩm. Thấu hiểu được sự đòi hỏi khắt khe của nghệ thuật chân chính, các nhà văn đã tự lựa chọn cho mình một cái tôi riêng, khác biệt đến mức dị biệt.

Như vậy, bằng cách tư duy độc lập, tự chủ, môi chúng ta đều có thể tự khẳng định giá trị cái tôi cá thể của mình. Phải chăng đây là cách bạn Sống bằng cái đầu của mình? Thế nhưng không phải ai cũng biết tận dụng cái đầu của họ. Thay vì việc suy nghĩ, nghiên cứu, tìm tòi, lại có những người sẵn sàng gạt bản thể của mình sang một bên để đạo nhái, sao chép. Ví như trong lĩnh vực nghệ thuật, có những ca sĩ luôn khiến người xem phải phân vân, cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi: Họ có đạo nhái hay không? Mặc dù các nghệ sĩ luôn tìm cách từ chối, phủ nhận việc đạo nhái nhưng những hoài nghi về vấn đề này chưa bao giờ chấm dứt…

Tuy nhiên, sự học hỏi theo người khác không phải lúc nào cũng xấu. Từ việc dựa vào thành quả lao động trí óc của bậc tiền bối, bạn hoàn toàn có quyền dùng chúng làm cơ sở xây dựng tư duy cá nhân. Bạn không phải là Thomas Edison nhưng vẫn có thể sử dụng bóng đèn. Bạn không phải là Vincent Van Gogh nhưng vẫn có thể thường thức họa phẩm Cánh đồng lúa mỳ và những con quạ (1890). Và bạn vẫn có thể nghiền ngẫm kiệt tác văn chương Những người khốn khổ khi chẳng phải là Victor Huygo.

Việc tận dụng có hiệu quả thành tựu tư duy của người khác không có gì là sai nhưng phải đúng cách. Câu chuyện về những chú ốc sên cho ta ngụ ý như thế. Một ngày nọ, Ốc Sên con hỏi chuyện mẹ: Mẹ ơi! Tại sao từ khi sinh ra, chúng ta phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật là mệt chết đi được!

– Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh. – Ốc Sên mẹ nói.
– Chị Sâu không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here