Công thức tính tỉ khối của chất khí + bài tập có lời giải

0
2166
Загрузка...
Загрузка...

Tỉ khối của chất khí là một dạng bài tập cơ bản nhất trong chương trình hóa học 8. Công thức tính tỉ khối chất khí khá đơn giản và dễ nhớ, dễ vận dụng vào tính toán bài tập thực tế. Sau đây, TKBOOKS chia sẻ tới tất cả các em học sinh công thức và bài tập, lời giải cụ thể về tỉ khối của chất khí.

I. Công thức tính tỉ khối của chất khí dễ nhớ nhất

Tỉ khối của chất khí lÀ công thức xác định xem chất A nặng hơn hay nhẹ hơn chất B và bao nhiêu lần ( chỉ áp dụng trong chất khí )
Kí hiệu là : d(A)/(B) = M(A) / M(B).
d(A)/(B) >=1 ta nói A nặng hơn B bao nhiêu lần đó.
d(A)/(B) <= 1 thì A nhẹ hơn B
Thông thường trong các bài tập thì chất được sử dụng làm chất so sánh (B): là Ko khí(29) , Hidro(2), nito(28), oxi (32)

II. Bài tập vận dụng công thức tính tỉ khối của chất khí và lời giải

1. Bài tập vận dụng công thức tính tỉ khối của chất khí

Bài tập 1.
Tỉ khối của chất khí X so với khí metan bằng 4. Tính khối lượng mol của chất khí X.
Bài 2
Hỗn hợp khí gồm và 33,6 lít khí O2 và 11,2 lít khí N2 ở điều kiện tiêu chuẩn.
a) Tìm khối lượng của hỗn hợp khí trên.
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp trên.
c) Hỗn hợp2 khí này nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần.
Bài tập 3
Một hỗn hợp X gồm O2 và H2 có tỉ khối so với không khí là 0,3276.
a) Tìm khối lượng mol trung bình của hỗn hợp trên
b) Tìm thành phần phần trăm theo số mol của mỗi khí trong hỗn hợp .
Bài tập 4
16 g khí A có tỉ khối hơi đối với khí metan bằng 4.
a) Tìm khối lượng mol của khí A.
b) Tìm thể tích của khí A ở điều kiện tiêu chuẩn.
Bài tập 5
Chất khí A có tỉ khối so với khí metan bằng 2,75. Tính khối lượng mol của chất khí B, nếu tỉ khối hơi của chất khí B so với chất khí A là 1,4545.
Bài tập 6 (*)
Tính tỉ khối của hỗn hợp cùng thể tích khí của hỗn hợp khí A (C4H8 + C3H8) đối với hỗn hợp khí B gồm (C2H4 + N2).
Bài 7 (*)
Hỗn hợp khí X gồm: NO, CH4, NxO. Trong đó NxO chiếm 30% , NO chiếm 30% về thể tích, còn lại là CH4. Nếu tính về khối lượng CH4 chiếm 22,377% về khối lượng.
a. Tìm công thức hoá học của NxO
b. Tìm tỉ số d(NxO/kk)
Bài 8 (*)
Cho hỗn hợp khí A gồm CO,SO2, CO2 có tỉ khối so với khí H2 là 20,5. Cho biết số mol của CO2 và số mol của SO2 trong hỗn hợp bằng nhau. Tìm thành phần % theo thể tích của từng khí trong hỗn hợp
Bài 9
Vì sao ngày xưa trong các hầm mỏ ngừng khai thác lâu năm khi cần đi vào các khu mỏ đó thì người thợ mỏ vào thường xách theo một cây đèn dầu (hoặc nến) đặt cao ngang thắt lưng hoặc dẫn theo một con chó, xuất hiện hiện tượng ngọn đèn tắt hay con chó sủa, có dấu hiệu kiệt sức, khó thở thì người đó sẽ không tiếp tục đi vào sâu nữa mà sẽ quay trở ra. Lí do là gì? Giải thích?
Bài 10.
Vì sao ngày xưa ở các giếng khoan cạn nước nếu người thợ muốn xuống để đào tìm kiếm tiếp nguồn nước thì trước khi xuống giếng các người thợ sẽ chặt các cành cây tươi thả xuống giếng chừng 7 – 10 phút rồi lại kéo lên lại thả xuống khá nhiều lần tiếp đó mới xuống giếng đào?

2. Lời giải bài tập vận dụng

Bài 9.
Trong lòng đất luôn xảy ra hiện tượng phân hủy một số hợp chất vô cơ và hữu cơ, sản sinh ra khí CO2. CO2 không có mùi, không màu, không duy trì sự sống của con người và động vật và sự cháy. Khí CO2 nặng hơn không khí 1,52 lần (d (CO2/ kk) = 44/29 = 1,52), O2 nặng hơn không khí 1,1 lần (d(O2/kk) = 32/29 = 1,1). Như vậy CO2 nặng hơn khí O2, luôn ở bên dưới do đó càng vào sâu thì lượng CO2 càng nhiều. Nếu ngọn nến cháy leo lét sau đó tắt thì cảnh báo không nên xuống lí do không khí dưới đáy giếng thiếu O2, và có nồng độ CO2 đậm đặc hoặc chứa nhiều các khí độc khác.
Bài 10.
Khi vào giếng sâu hoặc càng sâu vào khu mỏ khí oxi lúc bấy giờ không đủ cho sự hô hấp. Do đó người ta thường cầm đèn cầy vào khu mỏ, trường hợp nếu đèn cầy tắt, không nên vào sâu hơn vì vô cùng nguy hiểm. Do đó mà người ta thường bẻ cành cây xanh xuống giếng để thu hết khí CO2, cung cấp khí O2, sau đó mới xuống giếng.
Trước khi leo xuống giếng (kể cả giếng hay dùng) cũng phải có phương án thử xem dưới giếng có khí độc không. Cách đơn giản nhất là thắp một ngọn nến hoặc đèn dầu thòng dây thả dần xuống tới điểm sâu nhất có thể cách mặt nước một khoảng nhỏ, nếu ngọn nến vẫn cháy sáng bình thường là không khí dưới đáy giếng có thể duy trì sự hô hấp. Cũng có thể chot một con gà hay một con chim vào trong lồng sau đó buộc dây thả dần xuống gần sát mặt nước giếng, nếu thấy con vật bị chết ngạt tức dưới giếng có nhiều khí CO2 không nên xuống.
Trên đây là công thức tính tỉ khối chất khí kèm theo bài tập vận dụng và lời giải chi tiết tới các em học sinh. Hi vọng kiến thức trên sẽ hữu ích với tất cả các em học sinh.

 

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here