Thuyết minh về cây lúa Việt Nam lớp 8

0
545
Загрузка...
Загрузка...

Nước ta phát triển chủ yếu nhờ nông nghiệp, trong đó cây lúa là cây chủ đạo. Cây lúa Việt Nam được coi như người bạn thân thiết của không chỉ những bác nông dân mà nó còn là biểu tượng của con người Việt Nam – Kiên cường – Bất khuât.

Hôm nay, 60s.edu.vn xin giới thiệu với các bạn một thể loại văn dùng ngôi kể “Tôi” để thuyết minh về cây lúa Việt Nam. Mời các bạn tham khảo:

Đề bài: Dùng ngôi kể “Tôi”, em hãy c

Lập dàn ý thuyết minh về cây lúa Việt Nam

  1. Mở bài: Giới thiệu chung về cây lúa Việt Nam

  2. Thân bài: Nêu một số đặc điểm của cây lúa Việt Nam

– Nguồn gốc cây lúa đã được con người trồng từ rất lâu đời rồi.

– Các loại lúa: Lúa mì, lúa nước…

– Sinh ra từ những hạt thóc

– Quá trình sinh trưởng:

          + Được ngâm vào nước ẩm và mọc rễ

          + Được đem ra gieo ở bãi đất bừa thật kĩ để phát triển thành mạ

          + Bó từng bó mạ mang ra cấy ở ngoài ruộng

          + Cây mạ được chăm sóc kĩ và một thời gian sau sẽ trưởng thành cây lúa

– Khi lúa ra bông, kết trái thành hạt lúa, lúa chín được gặt về và tuốt hạt ra phơi khô, đem cất vào bồ thóc

– Ích lợi:

          + Để ăn hoặc mua bán, trao đổi với đồ dùng khác

          + Rơm trở thành lương thực cho trâu bò…

  1. Kết luận: nhắc lại ý nghĩa của cây lúa Việt Nam đối với con người

Cây lúa vui vì giúp ích cho cuộc sống của người nông dân, cải thiện và làm đẹp cho vùng quê Việt Nam

Bài văn mẫu thuyết minh về cây lúa Việt Nam

Tôi là cây lúa nước. Họ hàng cây lúa nhà chúng tôi có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới. Cuộc đời chúng tôi gắn liền với niềm vui hay nỗi buồn của người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn. Nhưng tôi hãnh diện là cây lúa Việt Nam. Chúng tôi sống và làm đẹp cho nơi đây.

Chúng tôi không biết đã được trồng từ bao giờ  những chắc cũng phải lâu đời lắm rồi. Chúng tôi có nhiều loại như: lúa nước, lúa mì…nhưng đều sinh ra từ những hạt thóc chín vàng. Nhiều tháng được nghỉ ngơi nằm trong bồ thóc, thóc được mang ra ngâm với nước ấm, nhờ nước ấm mà hạt thóc đã nứt vỏ, nảy mầm. Chúng tôi thò từng ngón chân nhỏ xíu ra khỏi lớp vỏ cứng cáp của hạt thóc. Từ từ, khe khẽ như để thăm dò môi trường bên ngoài. Sau đó chúng tôi được đưa ra khỏi nước ấm và gieo xuống lớp bùn đất mỏng, tơi xốp. Đây là môi trường đầu tiên để “bàn chân” nhỏ xíu của chúng tôi có thể chạm vào đất – môi trường mà sau này chúng tôi sẽ sinh sôi, nảy nở, trưởng thành ở đây.

Ánh nắng ấm áp làm sương mát dịu làm cho cây lúa nước chúng tôi đâm lá thành những cây mạ non và xanh mơn mởn. Được ủ ấp bằng bao ni lông và sự chăm sóc tận tình của các bác nông dân, chẳng mấy chốc chúng tôi đã thành mạ trưởng thành. Chúng tôi cảm thấy trật trội khi phải chen chúc nhau trên một khu đất nhỏ hẹp. Thật may sao, vào một ngày đẹp trời, chúng tôi được chuyển đến “ngôi nhà” mới, các bác nông dân nhổ chúng tôi lên, bó lại thành từng bó và vận chuyển ra ruộng mới. Ở đây chúng tôi được ở một môi trường rộng lớn, thoải mái nước để vùng vẫy và phát triển. Chúng tôi được trồng cách nhau chừng ba tấc đất. Phải mất một thời gian chúng tôi mới bén rễ, quen với ngôi nhà mới. Từng chiếc lá trên người chúng tôi trở nên xanh thẫm hơn. Thân chúng tôi cũng trở nên cứng cáp hơn. Theo tháng năm, dần dần chúng tôi một lớn, những bụi lúa đầy đặn và tươi tốt tạo thành một thảm xanh mênh mông, mượt mà. Mỗi lần gió thổi, những chiếc lá trên người chúng tôi cũng nhảy múa theo tạo thành những lớp sóng biển, thật đẹp mắt .

Ngày ngày, tháng tháng trôi qua, với bàn tay chăm sóc của các bác nông dân, chúng tôi phát triển thành những cây lúa ngày càng xinh đẹp như gái đang thì xuân sắc. Các bác nông dân thường xuyên phun thuốc, bắt xâu bọ hại đồng lúa. Lâu sau, chúng tôi bắt đầu trổ bông. Những bàn tay chai sạn, làn da rám nắng của các bác nông dân đã chăm sóc chúng tôi. Từ trong tâm mình, chúng tôi – những cây lúa Việt Nam thầm gửi lời cảm ơn đến các bác. Bao nhiêu là mồ hôi công sức của các bác nông dân đã đổ xuống cánh đồng này. Họ hàng nhà lúa chúng tôi không thể phụ hơn các bác. Mỗi cây lúa chúng tôi mang trên người nặng trũi những hạt lúa chắc lăn lẳn. Rồi đến ngày những hạt lúa chín đến ngày thu hoạch. Cả cánh đồng tạo thành một thảm lúa vàng óng. Nhóm tay liềm, nhóm gánh những bồ lúa mang lên bờ. Tiếng liềm soàn xoạt, tiếng máy tuốt rào rào hòa lẫn tiếng cười vui nhộn của các bác nông dân thì lúa năm nay được mùa. Họ hàng nhà cây lúa nước chúng tôi cũng vui lây.

Mấy ngày phơi mình dưới nắng chói chang, chúng tôi được quạt sạch để chọn lọc ra những hạt thóc chắc nhất để đem cất vào bồ. Có chúng tôi, người nông dân có thể xay thành gạo để nấu thành cơm ăn hoặc bán đi hoặc đổi lấy hàng hóa khác để phục vụ cuộc sống. Rơm sau khi đã tuốt hết hạt lúa cũng được phơi khô, mùi thơm phức, dùng làm thức ăn cho gia súc, trâu bò…hoặc ủ ấm, sưởi cho trâu bò những khi trời trở rét.

Là một cây lúa Việt Nam bé nhỏ, tôi vui sướng vì thấy bản thân giúp ích cho đời, giúp người nông dân cải thiện đời sống và làm đẹp cho quê hương mình. Dù con người Việt Nam có đi khắp bốn biển, năm châu cũng không thể quên được vị thơm, vị ngọt ngào mà những cây lúa nước như chúng tôi mang đến.

Bài văn mẫu số 2: Thuyết minh về cây lúa Việt Nam

Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc tới Nam, đâu đâu cũng có những cánh đồng lúa mênh mông, xanh tốt. Từ đồng bằng Bắc Bộ đến đồng bằng duyên hải miền Trung rồi đến đồng bằng sông Cửu Long, lúa là loại cây trồng chủ yếu. Lúa gắn bó với người nông dân Việt Nam. Việt Nam được xem là “cái nối của nền văn mình lúa nước”

Lúa là loại cây trồng thân cỏ, thân ngắn và phát triển thành bụi, rễ chùm, bám cạn, là cây lương thực chính trong sản xuất nông nghiệp. Lúa được ươm mầm từ những hạt thóc căng mẩy. Hạt thóc giống ngâm ước ấm, ủ lên mầm rồi gieo xuống đất bùn. Chỉ độ 3-4 ngày thì những mầm non vươn lên rồi trở thành những cây mạ xanh tươi. Lúa phát triển rất nhanh, từ một thân lúa, lúa đâm nhiều thân mới rồi tựa vào nhau sinh sôi nảy nở trở thành từng bụi, từng khóm lúa. Khi lúa đang thì con gái, lá lúa vươn dài, hơi cong, xanh mướt một màu. Thân lúa lúc này cần nhiều chất dinh dưỡng để ngậm đòng, kết hạt. Khi trồng lúa ta cần chú ý đến giai đoan sinh trưởng này. Trong chăm sóc lúa, nhà nông chúng ta luôn tâm niệm

Nhất nước
Nhì phân
Tam cần
Tứ giống

Đó là 4 yếu tố chính để làm nên mùa vụ. Từ những ngày đầu giéo trồng cho đến lúc lúa trưởng thành ta phải lưu ý cung cấp đủ nước cho lúa nhưng cũng không để ngập úng làm lúa chết. Bởi thế mà hệ thống thủy lợi ra đời nhằm đáp ứng việc tưới tiêu cho lúa. Song song với việc cung cấp đủ nước là việc bón phân. Giai đoạn làm đất để chuẩn bị giéo cây ta nên bón phân trâu, bò hoặc phân xanh ủ mục. Giai đoạn mạ non cần bón phân u-rê để lúa nhanh có sức vươn lên. Đến giai đoạn làm đòng thì lúa cần nhiều dinh dưỡng nên ta chú ý cung cấp đủ lượng và chất. Có thể kết hợp phân u-rê và NPK hoặc một số loại phân hóa học kết hợp với từng giống lúa. Trong giai đoạn này lúc cần sự chăm sóc nhất là nhổ cỏ- bón phân -diệt từ sâu bệnh. Có như thế lúa mới có sức ngậm đòng, kết hạt, đem lại kết quả ở mùa vụ. Khi lúa ngậm đòng cần chú ý trừ sâu bệnh và bơm thuốc dưỡng cây để bông lúa mẩy hạt nhiều hơn, cho năng suất cao hơn. Giai đoạn lúa chín chỉ cần cung cấp vừa đủ nước, không phải bón phân và phun thuốc cho lúa nữa.

Nếu được gieo trồng và chăm sóc thật kĩ thì lúa sẽ không phụ công người. Mùa vàng về, cánh đồng lúa trải dài như tấm thảm khổng lồ. Đồng quê bát ngát dậy một mùi hương lúa mới, hương lúa thấm sau trong từng nếp khăn, từng vạt áo của người nông dân. Còn gì đẹp hơn cánh đồng lúa trong mùa gặt hái:

Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngan chân trời.

Cứ thế, một năm có hai vụ mùa chính. Vụ chiêm xuân từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5. Vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10. Cứ nơi lại làm thêm một vụ phụ đối với giống lúa nắng ngày. Cây lúa nuôi sống con người, đem đến cho đất nước một nguồn thu lớn. Trong sản xuất nông nghiệp, lúa có tầm quan trọng đặt biệt. Lúa đưa nên kinh tế gia đình và nền kinh tế quốc dân ngày một đi lên. Lúa giúp con người có cơm no áo ấm.

Ngày nay, đất nước ta đang hội nhập và phát triển, Việt Nam là thành viên của WTO nên hoạt động buôn bán với nước ngoài ngày càng được mở rộng. Chúng ta nhập khẩu các thiết bị máy mọc, xe cộ, linh kiện điện tử,… và xuất khẩu lúa gạo, hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm,… Bởi vậy cây lúc Việt Nam chiếm vị thế rất quan trọng đối với con người và đất nước. Đó là chưa kể đến rơm rạ sau khi thu hoạch còn là nguồn thức ăn chính cho trâu bò. Rơm khô còn là chất đốt, ủ phân bón ruộng, dùng để làm nấm. Vỏ thóc dùng để ủ ấp trứng,…

Cây lúa sẽ còn gắn bó mãi với người nông dân Việt Nam, với đất nước Việt Nam. Lúa làm cho đất nước thêm trù phú, cuộc sống của người nông dân ngày càng no ấm. Lúa góp phần tôn vinh dân tộc Việt Nam.

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here