Nghị luận xã hội về hiện tượng sống vô cảm của thanh – thiếu niên hiện nay

0
4552
Загрузка...
Загрузка...

Đề bài: Anh/chị viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng sống vô cảm của một số thanh, thiếu niên hiện nay.

Dàn bài Nghị luận xã hội về hiện tượng sống vô cảm của thanh – thiếu niên hiện nay

I. Mở bài

Thanh thiếu niên là một nguồn lực lao động đông và rất mạnh của đất nước. Thanh – thiếu niên cũng là lớp người thay thế các bậc làm cha , làm mẹ làm chủ của đất nước. Thế nhưng, trong thanh thiếu niên của đất nước Việt Nam chúng ta hiện nay lại có một số cá nhận chạy theo lối sống vật chất, càng ngày càng trở nên ích kỉ và vô cảm. Không những vậy, hiện tượng vô cảm ngày càng có xu hướng lan rộng, ảnh hưởng đến nhiều người trong xã hội. Lối sống vô cảm của thanh – thiếu niên là một vấn đề nan giải cần được khắc phục trong xã hội Việt Nam ngày nay.

II. Thân bài:

1. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài):

– Lối sống vô cảm đã và đang trở thành một vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm và suy nghĩ. Nó dường như trở nên phổ biến và càng nhanh chóng phát triển. Vậy, chúng ta hiểu gì về hai từ “vô cảm”?

2. Giải thích: “Vô cảm” là gì?

– “Vô cảm” hay nói một cách nôm na là không có cảm xúc. Đây là một trạng thái tinh thần, mà khi đó, con người không có một tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh. Họ thờ ơ, thản nhiên trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của những mảnh đời.

3. Thực trạng, biểu hiện:

– Nhân vật Hộ trong truyện ngắn”Đời thừa” có lúc nghĩ đến tư tưởng Phát –xít: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống mạnh mẽ” nhưng cuối cùng anh chọn tình thương. Theo Hộ thì tình thương phân biệt giữa người và ác thú. Hay Jean Valjean trong “Những người khốn khổ” của văn hào Pháp Victor Hugo, cả đời chỉ tâm niệm một điều: “Trên đời này chỉ có một điều duy nhất ấy thôi, đó là thương yêu nhau”. Nhưng, đáng buồn thay khi một bộ phận con người, đặc biệt là học sinh trong xã hội chúng ta hiện nay lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Đứng trước cái xấu xa, cái đê hèn, mà không cảm thấy đau xót, phẫn nộ; không cảm thấy nhức nhối trái tim. Đứng trước điều tốt đẹp, những nhân cách cao thượng mà không cảm thấy ngưỡng mộ, cảm phục; không cảm thấy rung động tâm can. Dường như, họ đang sống theo quan niệm: “Đèn nhà ai, nhà nấy rạng”, ích kỉ, thiếu tính cộng đồng. Họ không biết vui trước niềm vui của người khác, không biết đau trước những nỗi đau của con người, chỉ bo bo nghĩ tới bản thân mình, sống xa lánh mọi người. Bé gái 2 tuổi bị xe tải đâm vào và sau đó bị những người đi ngang qua bỏ mặc ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã trở thành một chủ đề được mọi người khắp nơi trên thế giới biết đến. Thiên thần bé nhỏ này đã bị xã hội bỏ rơi và qua đời bởi chính sự thờ ơ, vô cảm của những con người không có tình thương và đạo đức.

4. Nguyên nhân:

– Vậy, nguyên nhân là do đâu? Trước hết phải kể đến nguyên nhân từ gia đình, nhà trường và xã hội. Do mặt trái trong tiến trình phát triển của xã hội, định hướng giáo dục chưa thực sự phù hợp. Ba mẹ không thực sự quan tâm đến con cái,ít dạy con có sự đồng cảm với người khác, với những người chung quanh. Do một số trường học chỉ chú tâm đến việc nhồi nhét tri thức, còn vấn đề đạo đức dường như đang bị bỏ ngỏ. Các môn quan trọng góp phần hình thành nên nhân cách con người là Giáo dục công dân và Ngữ văn dường như từ lâu đã trở thành những môn phụ không đáng quan tâm, thời lượng tiết học vô cùng ít ỏi và nội dung học thì quá nặng nề. Sự sai lầm của ngành giáo dục đã kéo theo một thế hệ không hoàn chỉnh, không thể nào miễn nhiễm được với lối sống thờ ơ, vô cảm. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ mỗi cá nhân. Do bản thân thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại. Họ sống bằng thứ lý trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình.

5. Tác hại, hậu quả:

– Bệnh vô cảm có những tác hại thật ghê gớm đối với mỗi cá nhân và xã hội. Vì vô cảm, mà con người trở thành thơ ơ, lạnh lùng đánh mất đi cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức. Vì vô cảm, các quan chức nhà nước sẵn sằng giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, tư túi, tham ô tiền, đã gián tiếp đẩy đất nước đến bờ vực của suy vong, chẳng còn ai lo cho lợi ích chung của cộng đồng dân tộc. Vì vô cảm, mà các thầy cô giáo – “kỹ sư tâm hồn” của học sinh sẽ đào tạo ra thế hệ học trò thiếu tri thức, trình độ và thậm chí cũng vô cảm giống như họ. Như thế, các chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu? Rường cột nước nhà sẽ ra sao, nếu không nói là đã mục nát ngay từ trong trứng nước? Quả thật, đó là một mối họa vô cùng lớn cho xã hội!

6. Ý kiến đánh giá, bình luận:

– Rõ ràng, thái độ sống vô cảm trong xã hội hiện nay cần phải bài trừ và loại bỏ.Bản thân mỗi chúng ta cần phải sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người. Hãy biết đồng cảm với mọi người, biết trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái! Hãy yêu thương những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình! Đồng thời, các ngành giáo dục và xã hôi cần phải có những biện pháp để tuyên truyền, giúp đỡ mọi người cùng nhau biết quan tâm, yêu thương, hy sinh và giúp đỡ đồng loại.

III. Kết bài:

Tình cảm như những hạt mưa, hạt mưa càng to, càng nặng thì càng dập tắt được những ngọn lửa của lòng thù hận, ghen ghét, bi ai và nó cũng như một ngọn lửa thổi bùng cháy mãnh liệt trong tâm hồn để nuôi dưỡng tiếp nguồn sống cho chúng ta. Hãy trao đi thật nhiều yêu thương, quan tâm và sẻ chia, chúng ta sẽ không phải hối hận, vì sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ nhận được sự trìu mến ân cần của những người khác. Hãy “tiêu diệt” căn bệnh vô cảm một cách triệt để, hãy trao yêu thương và nhận thật nhiều yêu thương!

Bài văn mẫu: Nghị luận xã hội về lối sống vô cảm của giới trẻ ngày nay

Nhà văn Nga M. Gorki đã từng quan niệm: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương. Tình thương chính là cái quý giá của con người; nó làm cho người gần người hơn; sưởi ấm những cuộc đời bất hạnh và làm cho cuộc đời thêm phần ý nghĩa. Nhưng trong xã hội hiện đại đôi khi sự ích kỷ lấn át sự vị tha, con người chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình. Thực tế đã có nhiều hiện tượng vô cảm – một căn bệnh như hệ lụy của xã hội hiện đại.

Không thể nào phủ nhận rằng, xã hội phát triển phần lớn là nhờ những phát minh vĩ đại của con người, những cô máy rô-bốt. Chỉ lạ một điều rằng trong khi các nhà khoa học đang vò đầu, bứt tóc, không biết làm sao để có thể tìm ra một cô máy biết yêu, biết ghét, biết giận hờn thì dường như con người lại đi ngược lại, ngày càng vô tình, ngày càng thờ ơ với những gì đang diễn ra xung quanh. Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ, thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú, thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Con người trở nên thật đáng sợ khi bị căn bệnh vô tâm, đang từng ngày, từng ngày gặm nhấm tâm hồn. Vô cảm là một căn bệnh hiện không có trong danh sách của ngành y học, nhưng nó đã ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. Vô là không, cảm là tình cảm, cảm xúc. Vô cảm là trạng thái con người không có tình cảm. Sống khép mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với tất cả mọi việc xung quanh.

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, một số người chỉ lo vun vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với cộng đồng xã hội. Một số người tự làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nôi buồn của người khác. Đó là bệnh vô cảm. Nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa có lúc nghĩ đến: Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống mạnh mẽ nhưng cuối cùng anh chọn tình thương bởi le tình thương phân biệt giữa người và ác thú. Hay Jean Valjean trong Những người khốn khổ của văn hào Pháp Victor Hugo, cả đời chỉ tâm niệm một điều: Trên đời này chỉ có một điều duy nhất ấy thôi, đó là thương yêu nhau. Thế nhưng, môi phút, môi giờ vẫn có biết bao nhiêu con người chấp nhận sống mà không có tình yêu thương, thờ ơ với chính những người xung quanh mình. Đi đường gặp những người bị nạn, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ Thờ ơ con mắt lạnh/ Nhìn chúng có hề chi! (Tố Hữu). Những cách sống khô khan nghèo nàn và khan hiếm tình cảm như vậy thất đáng buồn. Càng đáng buồn hơn nữa khi nó tồn tại ở mọi tầng lớp, lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn. Một đứa trẻ có thể bắt con chuồn chuồn và vặt cánh, ngắt đuôi nó, lấy đó xem như một thú vui. Chúng không hề biết nghĩ hay thấy sợ sệt mà ngần ngại.

Nhiều bậc cha mẹ cũng nghĩ đó là chuyện bình thường, nó chỉ biết chơi với con vật vậy thôi. Nhưng chắc chắn một điều rằng, vô tình đã gieo vào mình ít nhiều mầm mống bệnh vô cảm. Chẳng hạn những cử động, thoát khỏi bàn tay đứa trẻ của con chuồn chuồn một cách bất lực không làm cho đứa trẻ động lòng thương. Liệu có chắc rằng sau này nó không hành động với con người như vậy. Nói một cách khác có thể bạn cho hơi quá nhưng không hề vô lí, nó có thể đối xử với người ta như đã từng đối xử với con chuồn chuồn khi nó lớn lên, ai biết được? Nhiều khi người ta nghĩ rằng giới trẻ là những người văn minh nhất vì họ có tri thức. Nhưng điều đó là chưa hẳn. Người ta chỉ dạy cho họ những tri thức khoa học, mấy khi họ được học những điều về cách sống tình cảm, cách đối nhân xử thế. Có chăng cũng những câu lí thuyết nhàm chán, dần ra cũng chẳng còn tác dụng. Họ chỉ biết sống tốt hơn nếu họ được sống trong môi trường ứng xử tình cảm giữa mọi người. Vậy nên những cảnh xua đuổi người hành khất, bố thí với ánh mắt dè bỉu, khinh thường của các bạn trẻ cũng không hiếm khi ta bắt gặp. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng trăm thậm chí hàng triệu để tiêu xài vào những thứ vô bổ mà không dám bỏ ra vài nghìn để mua một tờ báo hay một tờ vé số mà các em nhỏ đang nài nỉ khản cổ… Lên xe ô tô thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung hành khách, họ cũng chỉ lờ đi xem như đấy không phải chuyện của mình. Hoặc trông thấy bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng trường nhưng họ còn đứng xem rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của mình.

Xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ, con người ngày càng phải đối mặt với những thảm họa của toàn nhân loại. Ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, chiến tranh khủng bố hay tranh chấp chủ quyền… đang đe đọa tới cuộc sống của toàn nhân loại, của sự tồn tại trên trái đất này. Vậy mà có người lại vờ như không nghe radio, không xem báo, đọc sách, không internet, bởi vì nếu có, chắc chắn họ se làm gì đó rồi. Hằng năm, mọi người đều hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất. Khi mà toàn thể xã hội tham gia sự kiện một cách tích cực và hào hứng, nhất là thế hệ trẻ thì bên cạnh đó vẫn có những con người thản nhiên bật nhạc, bật đèn, bật tivi. Rõ ràng đây là một cách thể hiện sự vô cảm, họ thời ơ với những vấn đề lớn lao nhất, hoặc thậm chí là những vấn đề rất bình dị nhưng mà thật có ý nghĩa trong cuộc sống. Có cảm giác rằng, dường như, họ không thuộc về trái đất này vậy. Môi khi ra đường, hiếm ai có thể bắt gặp một người đàn ông đạp xe ung dung dạo mát, thưởng ngoạn cái không khí trong lành, tươi mát dưới những hàng cây cổ thụ quanh bờ hồ; một người con gái dịu hiền, yêu kiều trong chiếc váy thanh thoát tản bộ trên những con đường hoa sấu, hoa sữa đầy mộng mơ, mà hầu hết là những dòng người tấp nập, vội vã, chen lấn xô đẩy trên đường, xe buýt. Phải chăng, thờ ơ với cái đẹp là sự bắt đầu của vô cảm, và đặc biệt là sự vô cảm với chính cuộc sống của mình, với cái suy nghĩ đến đâu hay đến đó. Một nhà văn nước ngoài đã từng nói: Vô cảm là bệnh truyền nhiễm bởi nó len lỏi ở khắp mọi nơi.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính có le là do cách sống ích kỉ của chính con người mà sâu xa là cách giáo dục con cái của cha mẹ. Gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn của môi con người, là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của môi con người. Thế nhưng hiện nay, một bộ phận thế hệ trẻ được gia đình, bố mẹ chiều chuộng, thậm chí là lập trình sẵn cho cuộc đời, cho tương lai, cho từng đường đi nước bước. Vì thế cho nên họ không cần phải phấn đấu, không cần phải bận tâm, bởi mọi thứ đều đã được bố mẹ lo. Họ đã biến thành một cô máy từ lúc nào không hay.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng đó là do nhịp sống, guồng quay hối hả, đầy tốc độ của xã hội thời hiện đại. Mọi người cứ bị cuốn vào guồng quay với học tập, với phấn đấu, với lao động, với sự nghiệp mà nhiều khi chúng ta quên đi tất cả mọi điều xung quanh. Bởi vì nhiều khi không đủ thời gian, không đủ sức lực và tâm huyết để mình chú ý đến những vấn đề khác ngoài công việc. Con người ngày càng hòa nhập hơn với cộng đồng, bởi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Tuy nhiên sự phát triển đó lại làm mai một đi những truyền thống đạo đức đã có từ lâu đời, làm con người trở nên ích kỉ và giá trị vật chất là thước đo của tất cả. Bệnh vô cảm se gây nên hậu quả thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có thể nói đó là căn bệnh của những kẻ không có trái tim con người. Nó se làm cho một người cán bộ, người công dân trong xã hội ta trở nên xa rời quần chúng, thiếu trách nhiệm trong công việc.

Vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nôi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất màu mỡ để sinh sôi nảy nở như cỏ mọc hoang và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay. Vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người. Mà tình thương theo Nam Cao, nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách con người Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích ky (Đời thừa – Nam Cao).

Sống đôi khi đơn giản là học cách yêu thương. Hãy thử một lần trải lòng mình ra dù chỉ là chút ít ỏi. Bởi vì, khổ đau được san sẻ se vơi đi một nửa, còn hạnh phúc được san sẻ se nhân đôi. Môi ngày đến trường, bạn có thể dành dụm một chút ít tiền cho quy Vì người nghèo. Những đóng góp của bạn đôi khi rất nhỏ nhặt nhưng quan trọng hơn hết, đó là tình thương, là sự quan tâm chia sẻ, là cả một tấm lòng. Hãy làm những gì có thể để giúp cho nôi đau của bao người được vơi đi. Sự trao đi yêu thương đôi khi cũng là điều mang lại hạnh phúc.
Trong ca khúc Mưa hồng, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ. Đừng để dòng đời hối hả có thể cuốn bạn đi! Đừng quay lưng lại với tất cả! Đừng để một khi nào đó dừng lại, bạn chợt nhận ra mình đã vô tình đánh mất quá nhiều thứ! Hãy nuôi dưỡng lòng nhân ái, tình thương của mình cùng mọi người để đẩy lùi bệnh vô cảm. Và cũng bởi vì Ngày mai có thể sẽ không bao giờ đến nên hãy cho và nhận những gì bạn có trong ngày hôm nay.

Với dàn ý và bài văn mẫu Nghị luận xã hội về hiện tượng sống vô cảm của thanh – thiếu niên hiện nay ở trên, chúc các em có thể tham khảo và làm bài tốt hơn!

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here