Các giai đoạn phát triển trí não của trẻ từ 0-6 tuổi

0
217
Загрузка...

Các giai đoạn phát triển trí thông minh của trẻ từ 0-6 tuổi

GIAI ĐOẠN TỪ 0-1 TUỔI

Загрузка...

Giai đoạn này rất quan trọng với toàn bộ tương lai của trẻ. Sự thật là chúng ta quan tâm cho trẻ ăn uống, giữ ấm và sạch sẽ nhưng lại không để ý đến sự phát triển thần kinh của trẻ. Nên làm gì với trẻ ở giai đoạn này có thể trở thành chủ đề cho cả cuốn sách.

Chúng tôi đã nói rất nhiều về việc nên để cho trẻ có nhiều cơ hội được vận động, khám phá thể chất và trải nghiệm ở giai đoạn này. Nhưng xã hội và nền văn hóa hiện tại của chúng ta lại chối bỏ những cơ hội ấy của trẻ.

Những cơ hội như thế khi được trao cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển thần kinh và thể chất. Khả năng thần kinh và thể chất sau này sẽ được quyết định chủ yếu ở giai đoạn này hơn bất kì giai đoạn nào khác trong đời.

GIAI ĐOẠN TỪ 1-5 TUỔI

Trong giai đoạn này, chúng ta luôn nâng niu chăm sóc để trẻ không bị đau, mua cho trẻ nhiều đồ chơi và đưa trẻ đi học mẫu giáo. Và hoàn toàn không nhận thức được rằng chúng ta đang cố hết sức để ngăn cản trẻ học. Những gì nên xảy ra với trẻ trong giai đoạn này là chúng ta nên giúp trẻ thỏa mãn niềm khao khát của mình, cung cấp cho trẻ những nguyên vật liệu dù ở bất cứ dạng gì, đặc biệt là về mặt ngôn ngữ, dù ở dạng nói, viết hay đọc. Trẻ nên học đọc ở thời kì này để có thể mở cánh cửa kho tàng vô giá của nhân loại đã có từ bao đời qua và làm chủ tri thức.

Trong những năm tháng không thể lấy lại này – những năm tháng mà trí tò mò của trẻ là vô hạn thì toàn bộ trí thông minh sẽ được hình thành. Việc trẻ trở thành người như thế nào, trẻ thích gì và có khả năng gì sẽ được quyết định ở giai đoạn này. Ngoài ra còn vô vàn những yếu tố ảnh hưởng khác khi trẻ lớn lên. Bạn bè, xã hội và nền văn hóa có thể ảnh hưởng đến công việc trẻ chọn và một trong số những yếu tố này có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng của
trê.

Trong khi những yếu tố này có thể kết hợp để hạ thấp khả năng được tận hưởng cuộc sống khi trẻ lớn lên thì trẻ lại không thể làm tăng những khả năng đã được tạo dựng từ giai đoạn quan trọng này. Đó là lí do tại sao chúng ta cần cung cấp cho trẻ cơ hội nâng cao kiến thức để trẻ có thể tận hưởng tất cả những thứ quan trọng khác.

Thật nực cười khi nghĩ rằng nếu trí tò mò của một đứa trẻ được thỏa mãn theo cách nó rất thích thì chúng ta đang tước đoạt tuổi thơ quí giá của trẻ. Thái độ như vậy sẽ không đáng để đề cập đến nếu nó không thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên cũng có một số ít những ông bố bà mẹ tin rằng, sẽ là đánh mất “tuổi thơ quí giá” của trẻ khi nhìn thấy trẻ hào hứng muốn đọc sách cùng mẹ , vậy với họ, “trẻ có tuổi thơ” là khi gào khóc đòi ra khỏi chiếc cũi hay khi trẻ chán ngay với cả núi đồ chơi trước mặt.

Hơn nữa học trong giai đoạn tuổi này còn rất cần thiết và chúng ta đang cản trở bản chất tự nhiên khi cố gắng ngăn cản. Đây là điều cần thiết để trẻ tồn tại Một con mèo “nghịch” quả bóng len đơn giản chỉ vì nó coi quả bóng như vật thay thế cho con chuột. Còn khi một con chó cắn nhau với những con khác thì cũng chỉ là đang học cách tồn tại khi bị tấn công. Sự tồn tại trong thế giới loài người phụ thuộc vào khả năng giao tiếp, và ngôn ngữ chính là một công cụ để giao tiếp.

Trò chơi của đứa trẻ cũng như trò chơi của con mèo đều nhằm mục đích học hơn là giải trí. Việc nắm được các hình thái của ngôn ngữ chính là một trong những mục đích đầu tiên trong những trò chơi của trẻ. Chúng ta phải quan sát cẩn thận vì những trò chơi như thế rất dễ bị nhầm là để giải trí.

Nhu cầu học trong giai đoạn này của trẻ rất cần thiết. Chẳng phải thật tuyệt vời khi trẻ được tạo ra với bản chất ham học hay sao? Và có khủng khiếp không khi ta hiểu nhầm về một đứa trẻ và đặt ra quá nhiều rào cản với bản chất của trẻ.

Từ 1-5 tuổi, bộ não của trẻ sẽ mở rộng để đón nhận mọi thông tin. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ tiếp thu hết tất cả thông tin mà không phải nỗ lực phân loại. Trẻ có thể học đọc rất dễ dàng và tự nhiên, vì thế trẻ nên được tạocơ hội để học.

Thời kì này trẻ còn có thể học ngoại ngữ, thậm chí là đến năm thứ tiếng. Nên cho trẻ học ngoại ngữ. Giai đoạn này trẻ học rất dễ, còn càng lớn sẽ càng khó khăn hơn. Ở lứa tuổi này trẻ cũng nên được tiếp cận với những thông tin cơ bản về ngôn ngữ viết mà trẻ sẽ phải cố gắng học trong bốn năm sau. Trẻ sẽ học nhanh và dễ dàng hơn. Chúng ta sẽ không bao giờ có lại cơ hội này.

GIAI ĐOẠN TỪ 5 – 6 TUỔI

Đây cũng là giai đoạn cực kì quan trọng tới cả cuộc đời của trẻ. Trong suốt thời kì này – thời kì kết thúc những ngày tháng dễ chỉ bảo, uốn nần, trẻ sẽ bắt đầu đi học. Thật là một thời kì khó khăn! Mọi người không nhớ gì về quãng đời này dù nó đã xảy ra từ bao lâu đi chăng nữa? Đi học mẫu giáo và những năm sau đó luôn là kí ức sớm nhất mà người lớn lưu giữ. Nhưng người ta lại thường không nhớ đến với sự hào hứng.

Vì sao lại như vậy, khi mà trẻ rất thích học? Liệu chúng ta có thể hiểu, điều này nghĩa là trẻ không thích học? Hay nó ám chỉ rằng chúng ta đang mắc phải một lỗi rất cơ bản và quan trọng? Vậy thì lỗi đó có thể là gì? Hãy thử tìm hiểu sự thật.

Trong một số trường hợp, chúng ta thường đưa trẻ, ít khi được ra ngoài khỏi môi trường gia đình, đến một môi trường xã hội hoàn toàn mới. Sẽ là một bản cáo trạng về hạnh phúc gia đình nếu trẻ đi học mà không cảm thấy nhớ nhà hay nhớ mẹ trong suốt giai đoạn này. Đồng thời, chúng ta bắt đầu giới thiệu với trẻ những nguyên tắc kỉ luật và nền giáo dục đầu đời.
Chúng ta phải nhớ rằng trẻ em có khả năng học rất lâu nhưng đánh giá thì rất ngắn. Kết quả là trẻ phải chịu đựng sự không vui vẻ gì khi phải xa mẹ và đến với nền giáo dục mới, vì thế từ giai đoạn này trẻ sẽ bắt đầu học với niềm hạnh phúc mơ hồ. Đây khó có thể là một khởi đầu tốt đẹp cho công việc quan trọng nhất trong đời.

Bằng cách này chúng ta cũng đã trao cho giáo viên một khối lượng công việc nặng nề. Thật đáng lo là giáo viên lại thực hiện công việc này với sự độc đoán chứ không phải niềm đam mê. Họ đã thể hiện điều này ngay từ lần đầu tiên vào lớp.

Sẽ tốt hơn cho học sinh, giáo viên và cả thế giới này biết bao nhiêu nếu ngay từ những ngày đầu đến trường, học sinh đã đạt được và duy trì niềm say mê học hành. Nếu được như vậy thì niềm say mê đọc và học của trẻ sẽ tăng lên và tiến lên phía trước rất xa để hạn chế tối đa gánh nặng tâm lí khi rời xa sự che chở của mẹ.

Thực tế, khi cho trẻ học ở giai đoạn đầu đời, bạn sẽ rất hài lòng khi thấy rằng sự say mê học ở trẻ sẽ trở thành tình yêu đối với trường học. Một điều hiển nhiên nữa là khi trẻ không thấy khỏe, chúng thường giấu mẹ (nhưng ít khi giấu được) để chúng không phải nghỉ học ở nhà. Đây là điều thật đáng mừng, ngược với thế hệ của chúng ta khi thường xuyên giả vờ ốm (nhưng thường không thành công) để được ở nhà.

Thiếu nhận thức về những vấn đề cơ bản này đã khiến chúng ta có những hành động tâm lý sai lầm. Từ quan điểm giáo dục, trẻ 6 tuổi đang bắt đầu học đọc nhưng còn xa mới đúng với sở thích, kiến thức và năng lực của trẻ.

Những gì nên xảy ra với trẻ trong giai đoạn từ 6-7 tuổi (giả sử những giai đoạn trước đây đều được nuôi dạy đúng đắn) này là: trẻ nên tận hưởng tất cả những gì được giới thiệu cho giai đoạn từ 6-l4 tuổi.

Kết quả của quá trình này có thể là minh chứng rõ ràng; trừ khi chúng ta sẵn sàng chấp nhận giả thiết phớt lờ là tốt còn kiến thức sẽ học sau; và chơi đồ chơi sẽ giúp trẻ vui, trong khi học về ngôn ngữ và thế giới này thì không. Cũng sẽ là ngu ngốc khi nghĩ rằng cho bộ não nhiều thông tin thì sẽ dùng hết, còn nếu để rỗng không thì sẽ bảo tồn được. Người nào có càng nhiều thông tin trong não thì sẽ dễ dàng trở thành thiên tài, trong khi một người với bộ não trống rỗng thì sẽ bị gọi là đồ ngốc.

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here