Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi trở nên thông minh hơn

0
252
happy painting
Загрузка...
Загрузка...

Ở lứa tuổi từ 1 – 3 tuổi, trẻ hay bắt chước hành động, lời nói của người lớn. Vì vậy các bậc cha mẹ cần nắm rõ bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi để giúp bé nhận biết thế giới xung quanh, làm gương cho con bắt chước lời nói, hành động đẹp của mình.

Th.S Nguyễn Thị Minh, Gv Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM cho rằng, ở giai đoạn  trẻ từ 1 đến 3 tuổi, sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ diễn ra với tốc độ rất nhanh. Hệ thần kinh nhạy bén của trẻ tạo điều kiện cho trẻ học hỏi nhanh chóng, song đồng thời đây là giai đoạn các em cũng dễ bị tổn thương về tâm lý nhất. Vì thế, những thay đổi đột ngột trong cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ những năm đầu đời là rất nguy hiểm.

Mặt khác, ở giai đoạn này nhu cầu giao tiếp của trẻ với người lớn rất cao. Đặc điểm của các em ở lứa tuổi này là thích làm theo các hành động, lời nói của người lớn. Vì vậy cha mẹ cần giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh bằng cách giải thích cho bé hiểu, đồng thời cha mẹ cũng làm gương cho trẻ về lời nói, hành động, việc làm tốt định hình nên nhân cách về sau cho trẻ.

Bà Minh cho biết, tốc độ phát triển về thể chất và trí tuệ thì ở mỗi đứa trẻ có sự phát triển khác nhau, nên tùy theo đặc điểm, sở thích của con mình mà cha mẹ có những phương pháp giáo dục phù hợp theo lứa tuổi. Sau đây là một số điều cơ bản cha mẹ cần giáo dục trẻ:

Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi không thể bỏ qua cách học đi theo tư thế đứng thẳng

Khi mới tập đi, khả năng điều khiển các cử động của trẻ chưa hình thành nên trẻ luôn bị mất thăng bằng, cảm giác căng thẳng, vấp ngã, bối rối, sợ hãi khi gặp các chướng ngại vật trên đường. Vì vậy, người lớn cần dắt trẻ đi từng bước một và kịp thời cổ vũ khi trẻ đi được một vài bước chập chững cho đến lúc biết đi thành thạo.

happy painting

Một điều cơ bản trong bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi mà bạn không thể bỏ qua đó là dạy trẻ đi theo tư thế thẳng đứng là một bước cơ bản nhằm làm cho trẻ độc lập về mặt sinh học, đồng thời là một bước quan trọng trong việc dạy dỗ một đứa trẻ:

– Khi trẻ biết đi đứng trên chính đôi chân của mình thì hiển nhiên đôi bàn tay sẽ được giải phóng khỏi chức năng di chuyển. Từ đó bàn tay trở thành công cụ để nhận thức thế giới xung quanh: Cầm, nắm, xúc cơm, viết, vẽ… Đây là chức năng hoạt động của con người.

– Khi đi theo tư thế đứng thẳng, ngẩng cao đầu, dây thanh của trẻ càng phát ra được nhiều âm tiết tinh vi, trẻ mới tập nói được những từ khó phát âm.

– Việc đi theo tư thế đứng thẳng giúp trẻ mở rộng tầm nhìn, phát triển khả năng định hướng trong không gian.

– Mở rộng phạm vi hoạt động với đồ vật, tiếp xúc với nhiều đồ vật hơn, mở rộng khả năng tìm hiểu những thuộc tính của đồ vật và kỹ năng sử dụng chúng.

– Việc mở rộng giao tiếp với mọi người xung quanh giúp vốn kinh nghiệm riêng của trẻ thêm phong phú, phát triển nhu cầu giao tiếp và kích thích khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ ở trẻ.

Trong bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi: Kiểm soát các hoạt động với đồ vật

Thời kỳ trước tuổi đi học mẫu giáo, trẻ đã thực hiện những hành động khá phức tạp với các đồ vật, nhưng chưa nhằm vào việc khám phá chức năng và phương thức sử dụng đồ vật đó.

Đến tuổi đi nhà trẻ  đối với trẻ đồ vật không phải chỉ là cái để nghịch, để chơi mà còn là cái để tìm hiểu các chức năng nhất định và phương thức sử dụng đồ vật đó. Ví dụ: chiếc thìa không chỉ dùng để xúc cơm, thức ăn và có cách cầm nhất định, khác với cái bát… Do đó, trẻ hướng hoạt động của mình vào việc nhận biết cách sử dụng đồ vật. Trẻ tiếp thu những kiến thức về đồ vật, biết cách sử dụng đồ vật giống như người lớn. Khi đó người lớn giữ vai trò của người hướng dẫn, người cộng tác, người hỗ trợ trong quá trình tiếp thu, học hỏi này.

Hoạt động với đồ vật là một loại hoạt động có đối tượng, trở thành hình thức hoạt động chủ đạo trong suốt giai đoạn trẻ đi nhà trẻ. Nhờ vào hoạt động này mà chức năng của các đồ vật lần đầu tiên được trẻ bộc lộ ra và đồ vật xung quanh trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hăng hái tìm kiếm, tháo lắp suốt ngày không chán. Chính nhờ vậy mà tâm lý của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là phát triển trí tuệ.

Trong bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi không thể bỏ qua những qui tắc hành vi trong xã hội. Khi tiếp thu những hành động sử dụng đồ vật sinh hoạt hàng ngày thì đồng thời trẻ cũng lĩnh hội được những qui tắc hành vi trong xã hội. Về điểm này, thái độ của người lớn rất quan trọng trong việc nắm vững quy tắc hành vi xã hội để dạy cho trẻ.

 

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here