Bài văn mẫu số 2 “Phân tích hình tượng sóng và em trong 3 khổ giữa bài thơ Sóng”

0
452
Загрузка...
Загрузка...

Phân tích hình tượng sóng và em trong 3 khổ giữa bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh- một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vàn cách trở”

Bài văn mẫu “Phân tích hình tượng sóng và em trong 3 khổ giữa bài thơ Sóng”

Tình yêu là một đề tài quen thuộc trong thơ ca, nhưng không vì thế mà nó trở thành đơn điệu nhàm chán. Khi viết về tình yêu, các nhà văn, nhà thơ thường viết về nỗi nhớ, sự thủy chung trong tình yêu nhưng có lẽ một nhà thơ nữ viết về tình yêu của chính những người phụ nữ thì trong văn thơ tự cổ lai hy xưa nay hiếm gặp. Nhưng Xuân Quỳnh đã làm được điều đó qua bài thơ Sóng – một bài thơ tình hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của chị. Trong Sóng chứa đựng tình yêu mãnh liệt, là nỗi nhớ, là sự thủy chung của người phụ nữ.

Khi nhắc đến Xuân Quỳnh, người đọc thường nhắc tới một giọng thơ nồng hậu, thiết tha, chứa chất sự khao khát và ngập tràn thương yêu. Tình yêu trong thơ chị lúc nào cũng cồn cào, sâu sắc và mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần dịu dàng nữ tính. Sóng được chị viết vào năm 1967 trong một lần đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền. Tác phẩm được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” – nhà xuất bản văn học năm 1968

Ba khổ thơ trên nằm ở phần giữa bài thơ nói lên nỗi nhỡ nhung của tình yêu và sự thủy chung của người phụ nữ trong tình yêu. Hình tượng xuyên suốt bài thơ vẫn là hình tượng “sóng” – sóng ở đây được Xuân Quỳnh gửi vào đó là cả tâm hồn người con gái khi đang yêu. Mượn sóng để nói tới người phụ nữ và tình yêu của người phụ nữ. Ngay khổ thơ thứ nhất, với cách sử dụng điệp cấu trúc, điệp từ “con sóng” và cách sử dụng tương quan đối lập “dưới lòng sâu” đối lập với “trên mặt nước” đã miêu tả hai con sóng ở hai vị trí khác nhau nhưng chúng cùng mang một nỗi “nhớ bờ”, khiến người đọc cảm nhận nỗi nhớ ấy như mạnh mẽ, da diết hơn, nỗi nhớ ấy không chỉ hiện hữu trên mặt nước mà còn ở chiều sâu từng mét nước. Dường như con sóng mang nỗi nhớ tràn ngập khắp bài thơ. Bởi vì sóng là hiện thân của người con gái, là hiện thân của tình yêu mãnh liệt, nỗi nhớ cũng đang tràn ngập trong lòng người con gái, nó hiện hữu qua khuôn mặt buồn nhớ, qua tâm trạng sầu nhớ. Câu thơ thứ ba cất lên như một tiếng thốt của tâm trạng: “Ôi con sóng nhớ bờ”. phải nhớ nhung nhiều lắm, nỗi nhớ da diết nồng nàn lắm thì mới có thể thốt lên được. từ “Ôi” là từ cảm thán được nhà thơ đưa lên đầu câu thơ càng khiến từ thơ thêm mềm mại như tâm hồn người con gái.

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt biển

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được…”

Xuân Quỳnh đã nhân hóa hình ảnh sóng khiến sóng như một con người cụ thể với những diễn biến tâm trạng sinh động. Vì vậy, nỗi nhớ của người phụ nữ qua hình ảnh “sóng nhớ bờ” càng đẫm nét, vẫn cách nhân hóa hình tượng “Sóng” ở câu thơ thứ tư, Xuân Quỳnh đã đem đến một ý thơ mới mẻ “ngày đêm không ngủ được”. Trạng từ chỉ thời gian “ngày đêm” cùng với đại từ phủ định “không” đã góp phần miêu tả một nỗi nhớ dai dẳng, khôn nguôi luôn luôn thường trực cả ngày lẫn đêm. Sự tài tình của tác giả đã tìm được một sự ẩn dụ khéo léo phù hợp với tâm trạng, diễn tả chính xác nỗi nhớ cồn cào của sóng hay cũng chình là của em.

Vắng anh em nhớ, đó là nỗi nhớ trên mặt. gần anh mà em cũng nhớ, đó là nỗi nhớ trong lòng sâu. Nỗi nhớ trong em mênh mông trải rộng trong không gian, trải dài theo thời gian. Những cặp từ sóng đôi tạo âm hưởng hài hòa , nhịp điệu đung đưa như sóng. Nói cách khác, “con sóng trong lòng sâu, con sóng trên mặt nước” cũng là những cung bậc khác nhau của nỗi lòng em nhớ anh. Nỗi nhớ da diết khắp khoải, thổn thức khiến nhà thơ không tự làm chủ được mình, một lần nữa tự lột bỏ lớp áo ẩn dụ bên ngoài để trái tim tự thốt lên lời:

“Lòng em nhớ tới anh

Cả trong mơ còn thức”

Câu thơ thật mới lạ, trong mơ mà lại còn thức chính là sự ô lý của cuộc đời nhưng lại là cái nghĩa lý của văn chương. Cái nhớ không hề chợp mắt, nó không chịu ngủ, cứ thức hoài, nó len cả vào trong cơn mơ da diết cháy bỏng. Khổ thơ thêm hai câu chính là một cách kết cấu đầy dụng ý nhằm nêu bật tình yêu mãnh liệt của em.

Càng đến cuối bài thơ, Xuân Quỳnh càng tỏ ra mình là một người sâu sắc thủy chung. Tình yêu của Xuân Quỳnh là tình yêu từ hai phía. Ở đây nhân vật trữ tình đã có đối tượng đển hướng tới chứ không phải vu vơ. Hơn nữa, tình cảm, tâm hồn nhân vật trữ tình không bi quan chán nản mà tràn đầy hi vọng

“Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫn ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương”

Dẫu xuôi ngược phương Bắc, phương Nam, đó là những khoảng cách, những gian nan thử thách đối với tình yêu. Nhưng phương hướng khoảng cách đặt ra xa bao nhiêu thì lòng người lại càng thể hiện rõ rệt sự thủy chung bấy nhiêu. Bằng tình yêu, bằng tiếng nói của trái tim, Xuân Quỳnh đã phát hiện ra một phương thật lạ: phương anh, phương tình yêu và chính cái mới lạ, cái độc đáo ấy làm cho bài thơ mang đậm chất nữ tính nhưng cũng thật mạnh mẽ, mãnh liệt, dứt khoát và rõ ràng.

Khổ thơ đặt ra những thử thách, những cách trở nhưng cũng đưa ra những quyết tâm của con người. Tình yêu sẽ chiến thắng tất cả nếu là tình yêu chân thành thủy chung. Điệp khúc “dẫu xuôi”, “dẫu ngược” như một sự khẳng định, một lời thủy chung ghi lòng tạc dạ.

Dường như để khẳng định thêm cho lời nói của mình, nhà thơ đưa ra một loạt cách dẫn chứng về thiên nhiên tạo vật. Tất cả rồi sẽ chiến thắng nếu có sự kiên nhẫn, sức mạnh và lòng tin.

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở”

Sóng muốn về với bờ phải vượt qua giông tố bão bùng. Em muốn hướng về anh phải vượt qua những cạm bẫy của cuộc đời. Tất cả những thử thách, những gian nan đang chờ em ở phía trước và đó là điều không thể thiếu đối với tình yêu. Tình yêu anh dành cho em là sức mạnh để em vượt qua tất cả để tìm thấy hạnh phúc của đời mình. Cũng như cha ông xưa có nói:

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua”

Nhà thơ đã lấy những hiện tượng thiên nhiên để so sánh và khẳng định quyết tâm của mình, quyết tâm ấy thiêng liêng như một lời nguyền vàng đá.

Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể, vừa sinh động những cung bậc tâm hồn tình cảm khác nhau trong tim người phụ nữ đang rạo rực yêu đương.

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here