Nghị luận xã hội:” Tôi là ai”

0
3848
Загрузка...

Bài văn mẫu Nghị luận xã hội: Tôi là ai?

Загрузка...

Cậu ấy của năm đó chính là cậu ấy tuyệt vời nhất. Nhưng tôi của mãi sau này mới là tôi tuyệt vời nhất. Giữa những con người tuyệt vời nhất của chúng tôi cách nhau một tuổi tre. Dù chạy thế nào cũng không thể thắng được thanh xuân. Đây là câu nói mà tôi tâm đắc nhất trong bộ phim Điều tuyệt vời nhất của chúng ta. Một đời người không ai từng tắm hai lần trên một dòng sông. Tuổi thanh xuân, tuổi trẻ, đó là khoảnh khắc, là kí ức vụng về, rạo rực của một đời người nhắc nhớ về sau. Chính vì lẽ đó, bạn phải biết rằng Bạn là ai để không phải sống hoài, sống phí. Cũng như một kiến trúc sư cần biết rõ diện tích, tính chất của một địa hình thì công trình xây dựng mới phù hợp, bạn chính là vị kiến trúc sư thiết kế bản ve và thi công chính cuộc đời mình.

Ngày nay các hãng danh tiếng như Coca cola, Boeing, P&G, Morgan citibank… khi tuyển thực tập sinh quản trị, là hạt giống lãnh đạo tương lai, họ đều phải viết một bài luận về chủ đề Who am I – Tôi là ai? Trả lời cho câu hỏi đó chính là cách bạn khám phá ra chính mình. Có lẽ chính bạn là người hiểu mình nhất và trả lời câu hỏi đó xuất sắc nhất. Đó chính là những thế mạnh mà bạn đang sở hữu, không chỉ là nền tảng học thức, là kĩ năng tích lũy mà còn là những năng khiếu đặc biệt ở hiện tại.

Đó chính là hình mẫu bản thân mà bạn muốn hướng tới hay là đam mê thực sự bạn muốn thực hiện trong tương lai. Hơn hết đó là cá tính riêng không thể trộn lẫn giữa muôn vàn người khác trong lớp học, trong công ty và ngoài xã hội. Giống như môi người có một dấu vân tay, hành trình tìm câu trả lời chính là cách bạn in dấu vân tay của mình lên cuộc đời. Hãy chọn cho mình một tính từ để nói về bản thân trong những bài luận như thế giống như các nhà văn họ đều chọn cho mình một phong cách riêng. Giữa một thời đại của thi ca như những năm đầu thế kỷ XX, nhà phê bình Hoài Thanh vẫn có thể chọn ra cho môi nhà thơ một tính từ tiêu biểu nhất để nói họ: Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên, và thiết tha rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu. Đó là cái Tôi cá nhân của những nhà thơ mới với tư cách là những chủ thể sáng tạo.

Mỗi người là một cá thể không giống nhau, mỗii người lại có một thế mạnh riêng mà không thể sử dụng một thước đo để đánh giá. Chúng ta ai cũng là một thiên tài nếu như biết được điểm mạnh của mình. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng có tám loại trí thông minh và bạn sở hữu ít nhất hai loại trí thông minh. Trí thông minh về không gian, trí thông minh về âm nhạc, trí thông minh về ngôn ngữ, trí thông minh về vận động, trí thông minh về giao tiếp, trí thông minh về tự nhiên, trí thông minh về nội tâm, trí thông minh suy luận tư duy… Môi trí thông minh dường như gắn liền với một giác quan và tương ứng se có những nghề nghiệp phù hợp. Tuy nhiên không có ai là có thể sở hữu cả tám loại trí thông minh nên bạn có thể kém ở lĩnh vực này nhưng se nổi trội ở lĩnh vực khác.

Bạn không nhất thiết phải là người giải toán nhanh hay làm văn xuất sắc, bạn có thể trở thành vận động viên, họa sĩ, người sáng tác nhạc hay là một nhà môi trường, một kĩ sư nông nghiệp tùy theo thế mạnh của mình. Khai thác đúng thế mạnh đó bạn se có cơ hội thành công hơn trong chính đam mê của mình. Nhà tuyển dụng cũng cần khám phá ra điều đó để dùng người đúng mục đích mà bước đầu tiên thường là những bài kiểm tra như thế. Khi biết được thế mạnh của mình bạn se củng cố thêm niềm tin vào bản thân từ đó vững vàng hơn trước mọi thử thách. Chính điều đó tạo nên sự kiên định trong việc hướng tới mục tiêu định sẵn. Nếu không có niềm tin, bạn se không kiên định. Như con tắc kè hoa, bạn se “đổi màu” để giống bạn bè, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn chưa thật sự biết mình là ai.

Tuổi trẻ khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời thường mất định hướng, cảm thấy khó khăn trong việc chọn lựa nghề nghiệp tương lai. Mấu chốt chính là việc các bạn không hiểu rõ bản thân mình. Các bạn không biết thế mạnh mình ở đâu, mơ ước đam mê của mình là gì. Vì thế có nhiều bạn chấp nhận sống theo lựa chọn của ba mẹ với những sự sắp đặt an toàn để cuối cùng đánh mất đi chính mình.

Trong nghề nghiệp nhiều người lại mất đi định hướng, thường học tập hay bắt chước một thần tượng đi trước để biến mình thành một bản sao. Đời người chỉ sống có một lần tuổi trẻ, sao lại phải sống là một người khác? Thế giới hiện đại, nhiều bạn trẻ còn tự tạo ra cho mình những vỏ bọc hình thức, những hào nhoáng đầy ảo tưởng trên các trang mạng xã hội, nhưng chô đứng của bạn trong thực tế cuộc sống mới mang tính quyết định. Bạn có dám phá bỏ những lớp vỏ ấy để sống thật với bản thân? Hành trình từ việc tự mình trả lời cho câu hỏi Tôi là ai? đến khi tất cả mọi người biết đến Bạn là ai? phải trải qua rất nhiều khó khăn trở ngại, cần nhiều nô lực để vượt qua và niềm tin vào chính mình trước những thử thách thực sự. Friedrich Nietzsche nhà triết học người Đức mà tôi rất thích đã trả lời câu hỏi ông là ai bằng chính tác phẩm viết về mình vô cùng nổi tiếng. Tác giả đã đi đến kiến giải rằng: để trả lời cho câu hỏi đó, người ta cần phải trải qua đủ những sự lên và xuống của cuộc đời để nhìn thấy khả năng và bản lĩnh của mình, để nhìn thấy những lớp lang sâu bên trong mà chưa có dịp phát lộ. Vì thế bạn hãy mạo hiểm hơn, sẵn sàng dấn thân để theo đuổi đam mê, đi con đường mà người khác chưa đi và thử sức với công việc mà đôi khi bạn nghĩ là bạn không thể. Còn có nhiều ngóc ngách trong bản thân mà môi lần bạn trả lời câu hỏi trên lại có thể khám phá ra.

Tìm được đam mê đã khó nhưng khẳng định vị thế của mình trong nghề nghiệp đó còn khó hơn. Nếu không có cái tôi riêng bạn se trở nên nhạt nhòa, bị hòa tan. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong một bài hát đã nhắc lại câu hỏi như một điệp khúc: Tôi là ai, là ai mà yêu quá đời này. Để rồi sau đó ông chiêm nghiệm ra rằng: Sống là sống với người khác và muốn có cảm thông chúng ta phải luôn diễn đạt mình. Có lẽ vì thế mà môi khi giai điệu vang lên ta đều thấu hiểu tâm hồn con người Trịnh Công Sơn trong đó. Trịnh Công Sơn thấy mình trong từng ca khúc, ca khúc là đời sống thứ hai sau thân thể do cha mẹ sinh ra. Và bạn cũng vậy, bạn có thể tìm thấy cái tôi của mình trong từng sản phẩm mà bạn sáng tạo nên. Giống như khi nhắc đến Võ Trọng Nghĩa người ta se nghĩ ngay đến một kiến trúc sư xanh nổi tiếng thế giới. Nhắc đến Nguyễn Hà Đông người ta se nghĩ đến một nhà phát triển trò chơi trên điện thoại với hình ảnh những chú chim vô cánh. Đơn giản như Harland Sanders đã đưa món gà rán của mình đến với người tiêu dùng trên toàn thế giới và trở thành một huyền thoại về khát vọng và nghệ thuật kinh doanh hiện đại. Hay Walt Disney đã tự biến cái tên của mình thành tên một hãng phim hoạt hình đầu tiên và lớn mạnh nhất trên thế giới với hàng loạt các giải thưởng Oscar. Như vậy vấn đề không nằm ở chô bạn hoạt động trong lĩnh vực nào, vấn đề nằm ở chô mọi người có công nhận năng lực của bạn trong lĩnh vực đó hay không? Nếu biết được bạn là ai, thì ở cuối chân trời bạn vẫn có thể là một ngôi sao tỏa sáng.

Tuổi thanh xuân, tuổi trẻ là mảng màu kí ức đẹp nhất, ngây dại và cũng rạo rực nồng cháy. Tuổi xuân cho ta đầy đủ hương vị của cuộc đời, nên hà cớ gì bạn phải phí phạm. Chúng ta phải có ước mơ, hoài bão và phải sống hết mình cho tuổi trẻ. Không phải là quá muộn để chúng ta thấu hiểu bản thân, tìm ra điểm mạnh và hạn chế điểm yếu, phát huy mọi tiềm lực của bản thân. Hơn ai hết chính chúng ta phải hoạch định một kế hoạch mang tên Tôi là ai, năm năm hay mười năm sau tôi sẽ có được thành tựu gì? Muốn có được những thành tựu đó tôi phải phấn đấu như thế nào? Không có thành công nào trải bước trên hoa hồng, ai cũng hiểu điều đó, sự khác biệt ở đây là người thành công se kiên trì để một ngày nào đó được trải bước trên thảm hồng, còn người thất bại se chờ đợi được đi trên hoa hồng.

Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đằm mình trong cơn mưa ấy lần nữa. Cơn mưa rào vội vã, rạo rực và nồng nàn như sức sống tuổi trẻ. Nhưng cơn mưa ấy cũng chóng qua và chìm vào mảng màu kí ức của một thời son sắc. Hãy luôn tự hỏi bản thân mình rằng Tôi là ai? cho đến khi bạn không còn điều gì hối tiếc trong cuộc sống.

Tham khảo thêm Bài văn mẫu số 2: Tôi là ai của Thạc Sĩ Nguyễn Trung Kiên

Trong cuộc đời, bất cứ ai cũng đã từng hỏi chính bản thân mình câu hỏi: “Tôi là ai?”. Nó dường như là một điểm mốc của một quá trình phát triển như đứa trẻ mới sinh ra thì phải khóc, lớn hơn rồi thì biết đi, biết học, hơn chút nữa thì biết khẳng định bản thân, tranh đấu với đời. Khi quỹ thời gian sống của ta càng dày lên thì câu hỏi ấy càng trăn trở hơn và ai cũng mong muốn tìm được câu trả lời đầy đủ cho riêng mình. Vậy, tại sao lại là “Tôi là ai?” khi mà tôi đã chính là tôi? Câu hỏi dường như đã có lời đáp ngay từ khi nó tồn tại.
Tôi cũng đã từng băn khoăn với câu hỏi đó như hàng triệu các thanh niên trẻ cùng trang lứa, và tôi nhận ra rằng câu trả lời cho một câu hỏi rộng như thế là một quá trình thay đổi theo thời gian chứ không thể có một câu trả lời chính xác được.
Nếu tôi lấy cái cây là câu trả lời hóm hỉnh cho câu hỏi “Tôi là ai?” thì mọi hiện tượng có vẻ như đã có lời đáp. Tôi ví những người khi còn trẻ hay chưa có chính kiến của mình là những chiếc lá, vì chúng dễ rơi rụng, dễ dàng bay theo chiều gió thổi, cũng giống như con người lúc ấy dễ vấp ngã và hay đổi thay trước sự tác động của ngoại cảnh. Đây là lớp người mà chúng ta nhìn thấy nhiều nhất trong xã hội, như một chiếc cây xum xuê đa phần là lá.
Sau một quá trình vận động, học tập và trải nghiệm, ta bắt đầu có chính kiến, cũng như quan điểm của mình hơn, tức là ta đang di chuyển từ vị trí của một chiếc lá lên vị trí là những chiếc cành nhỏ. Tuy rằng chưa thể vững chãi trước mưa giông bão tố nhưng ít nhiều những người ở đây cũng đã cho thấy sự trưởng thành theo quy luật và rắn chắc trước nắng mưa. Số người ở những chiếc cành nhỏ đã dần ít hơn.
Tiếp tục một quá trình đào sâu suy nghĩ nhằm tìm hiểu những quy luật tự nhiên, tìm về những giá trị cốt lõi của từng vấn đề, từng hiện tượng xã hội khiến con người ta dần trở lên vững chãi và có quan điểm riêng khá chắc chắn vì họ có kiến thức, đủ sự trải nghiệm và rắn rỏi trước những ngoại cảnh có thể tác động. Tầng lớp này tôi gọi là tầng lớp của những chiếc cành lớn.
Thân cây là những gì chắc chắn và còn lại cuối cùng trong một chiếc cây mà chúng ta có thể nhìn thấy. Và đây là những người được cả xã hội thừa nhận bởi trí tuệ, sự tâm huyết và tài năng xuất chúng. Họ hiểu được sự vận động cuối cùng của quy luật nhân sinh và nương vào đó để xoay chuyển và điều phối cuộc sống của họ, cũng như của những người khác. Thân cây cũng còn có trách nhiệm vun xới và gìn giữ cho chiếc cây trở nên nhiều sắc màu và đẹp hơn dẫu có nắng mưa, sương, tuyết hay bão gió trong khắp bốn mùa xuân hạ thu đông của thời tiết khắc nghiệt.
Thứ tôi chưa nhắc tới đó là gốc, cội rễ của chiếc cây mà chúng ta chẳng thể nhìn thấy bằng mắt thường, không biết nó nông sâu ra sao, mà chỉ có thể cảm nhận thấy bằng kinh nghiệm và sự trải đời. Khi người ta đạt tới ngưỡng này thì tức là họ đã siêu sinh sang một thể khác, chẳng thế mất đi được vì rễ mọc trong đất, hòa vào đất mẹ rộng lớn, bao la, nuôi sống lớp lớp sinh linh có mặt khắp thế gian.
Vậy “Tôi là ai?”. Tôi là chiếc lá long lanh trong nắng nhưng khi tiết trời se lạnh thì chuyển màu và lìa cành trở về gốc mẹ. Hay tôi là cành – điểm tô cho sự hùng vĩ của cây, là nơi chứng kiến lá sinh thời và rơi rụng như một quy luật vô thường? Hay tôi là thân của chiếc cây cuộc đời, chắc chắn, kiên định và hiên ngang trước phong ba bão tố? Câu trả lời chỉ có thể là một quá trình phấn đấu, khẳng định sự khao khát và mong muốn của bản thân muốn dừng lại ở đâu trong 1 kiếp người hữu hạn chứ không phải là một đích đến mơ hồ trong nhận thức và tư duy.
Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here