Phương pháp giáo dục trẻ từ 3-4 tuổi

0
239
Загрузка...
Загрузка...

Trẻ ở độ tuổi từ 3-4 tuổi là độ tuổi tương đối phức tạp về tính cách. Vì vậy, bố mẹ phải có phương pháp giáo dục trẻ từ 3-4 tuổi một cách hợp lý để trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần

Phương pháp giáo dục trẻ từ 3-4 tuổi: Tư duy của trẻ 3 tuổi

Cha mẹ chuyển sang cách dạy khiến trẻ phải tự suy nghĩ.

Được 3 tuổi, não bộ trước phát triển vượt bậc. Đây là vùng tư duy, nên khả năng suy nghĩ của trẻ đến 3 tuổi tiến bộ đáng kể. Cho đến thời điểm này, việc giáo dục tập trung vào việc dậy trẻ ghi nhớ là chủ yếu, song từ thời kì này phải chuyển sang giáo dục tư duy cho trẻ. Các bạn phải biết trước một điều rằng càng cho trẻ 3 tuổi chơi trò chơi tư duy, càng khiến trẻ trở thành người có khả năng tư duy cao, chỉ số thông minh cao. Vì vậy, vào thời kì này, đồ chơi cho trẻ không chỉ là việc vặn cái ốc vít, hay chơi đồ chơi chạy bằng pin… mà phải cho trẻ những món đồ chơi vận dụng đầu óc suy nghĩ mới được.

Đồ chơi thích hợp cho trẻ ở độ tuổi này là những trò chơi để trẻ tự suy nghĩ, tự lắp ráp, sáng tác ra những đồ vật mới. Ví dụ như bộ đồ chơi 3 miếng gỗ dẹt hình tam giác bằng 3 màu khác nhau (xanh, đỏ, vàng) là đồ chơi rất bổ ích. Con của tôi rất thích bộ đồ chơi này, bất kể sớm tối, nó xếp thành vô vàn hình thù khác nhau để chơi và không biết chán là gì. Tôi không biết trò đó có tác dụng thế nào, mà sau này nó trở thành đứa trẻ có sức tập trung rất cao, thích suy nghĩ, và rất giỏi môn toán. Với 3 miếng gỗ này, bạn cho con bạn xếp thành tàu, xe, chim, thú, côn trùng… thì đó là một trò chơi hết sức bổ ích. Thời kì 3 tuổi, cùng với khả năng tư duy, kĩ thuật của trẻ cũng phát triển vượt bậc. Các bạn nên cố gắng hết mức có thể để trẻ có thể dùng đầu ngón tay vào những việc cần kĩ thuật tỉ mỉ càng nhiều càng tốt. Ví dụ như cho trẻ dùng kéo, cho trẻ dán bằng hồ dán, chơi gấp giấy, chơi lấy dây (1 sợi dây thắt nút làm 1 vòng lớn, đan qua đan lại bằng các ngón tay, biến thành nhiều hình dạng khác nhau), cài cúc áo cúc quần, buộc dây…chẳng hạn. Cho trẻ chơi những trò như vậy sẽ khiến trẻ trở thành người có các ngón tay cực kì khéo léo. Sự khéo léo của các ngón tay có thể sánh được với mức độ thông minh của trẻ. Ngược lại, trẻ không dùng tay thuần thục được sẽ thành người vụng về.

Vào thời kì này, các bạn cần có phương pháp giáo dục trẻ từ 3-4 tuổi trong việc dạy cho trẻ cầm đũa được, tự cởi mặc quần áo. Vào thời kì kĩ thuật phát triển này mà cho trẻ đạp xe 3 bánh, đu xà đơn, vẽ tranh, đánh đàn piano, chơi bàn tính gẩy hạt thì cực kì hợp lí.

Phương pháp giáo dục trẻ từ 3-4 tuổi: Hiểu để dạy trẻ 3 tuổi tốt hơn

Khi 3 tuổi trẻ đã chuyển từ giai đoạn em bé (baby) trở thành một đứa trẻ (children). Một điều quan trọng cần nhớ là tất cả trẻ 3 tuổi đều khác nhau, và có thể phát triển ở mức độ khác nhau.

Trẻ ở giai đoạn này rất giàu trí tưởng tượng, có những nỗi sợ hãi mạnh mẽ và đặc biệt thích các trò chơi vận động. Bắt đầu thích tự chơi, và rời xa bố mẹ khi ở chỗ công cộng. Đôi khi trẻ 3 tuổi hơi nhút nhát khi thử những điều mới lạ. Tìm hiểu về sự phát triển của trẻ 3 tuổi trên các phương diện như: Mặt tình cảm và xã hội, khả năng ngôn ngữ, toán học, sự vận động…sẽ giúp bạn hiểu và dạy trẻ tốt hơn.

Phương pháp giáo dục trẻ từ 3-4 tuổi: Phát triển tình cảm và mặt xã hội của trẻ

Trẻ 3 tuổi là tuổi bắt đầu học cách làm quen với người khác, lúc này trẻ đã có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn khi 2 tuổi, nhưng đôi khi vẫn có những cơn giận dữ xuất hiện. Đứa trẻ ở độ tuổi này đã hiểu được các kỹ năng xã hội như chia sẻ, tốt bụng, nhưng chúng chỉ có thể thực hành các kỹ năng này trong một khoảng thời gian ngắn và khi mà chúng cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Do vậy nếu một lúc nào đó thấy đứa trẻ 3 tuổi của bạn có một chút ích kỷ với em bé thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy tạo cho con môi trường an toàn và cảm giác hạnh phúc từ chính tình yêu của người mẹ, tự con sẽ biết nhường nhịn và tốt bụng với các em bé.

Trẻ 3 tuổi có thể biết chờ đợi trong một khoảng thời gian ngắn cho những điều mà chúng muốn. Ví dụ như mẹ sẽ cho con ra ngoài chơi sau khi con ăn tối xong. Do vậy mẹ đừng ngần ngại nếu muốn đứa con 3 tuổi của mình chờ đợi một điều gì đó.

Con bạn khi 3 tuổi vẫn thường sợ hãi một số thứ như bóng tối, quái vật, tiếng ồn, động vật…Cha mẹ cần phải hiểu điều này, và đừng quát mắng hay chỉ trích khi con bộc lộ những nỗi sợ hãi tương tự như vậy.

Đứa trẻ 3 tuổi là thời kỳ đang phát triển cảm giác hài hước và thích cười nói, thích lặp lại các từ hay các hành động ngộ nghĩnh.
Trẻ 3 tuổi cũng có những khái niệm về con trai và con gái, chúng hiểu theo cách như con gái thì mặc váy đẹp, còn con trai thì dùng đồ siêu nhân.

Phương pháp giáo dục trẻ từ 3-4 tuổi đòi hỏi cha mẹ cần lưu ý các cột mốc phát triển cảm xúc và xã hội của trẻ 3-4 tuổi:

– Rất nhạy bén với mọi người (quan sát, sao chép)

– Giả vờ biểu lộ cảm xúc thực tế trong các trò chơi

– Thể hiện tình cảm với bạn cùng chơi quen thuộc

– Thích chơi với những đứa trẻ khác (ví dụ như trò đuổi bắt) với sự tương tác qua lại hơn là “chơi song hành”

– Cảm xúc của trẻ thường dâng trào tột độ nhưng cũng nhanh chóng qua. Bạn cần khuyến khích trẻ diễn đạt cảm xúc của mình bằng lời nói.

– Trí tưởng tượng của bé phong phú, đôi khi bé có những người bạn trong trí tưởng tượng.

– Bé thường có xu hướng khoe khoang và muốn làm ông, bà chủ.

– Bé học cách chờ đến lượt và chia sẻ. Các trò chơi và các hoạt động sẽ giúp trẻ học cách chờ đến lượt.

– Trẻ thích đóng giả thành những người quan trọng trong cuộc sống của bé (mẹ, bố, bác sĩ, y tá, cảnh sát, cô giáo, ông, bà,…)

– Bé rất thích mọi người khen ngợi khi bé hoàn thành xong một việc gì đó.

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here