Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

0
407
Загрузка...

Đề bài: Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

  • Lập dàn ý:

1.Mở bài: Phân tích bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm:

Загрузка...

– Giới thiệu vị trí, vai trò của bài thơ Đất nước trong văn thơ Việt Nam qua các thời kì, các giai đoạn.

2.Thân bài: Phân tích bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm:

2.1/ Cảm nhận về Đất nước:
a) Bài thơ Đất nước bắt đầu một cách rất bình dị, tạo một sự gần gũi, thân thiết : từ lời kể chuyện của người mẹ, từ miếng trầu của bà, các phong tục tập quán quen thuộc cho đến tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ, hay các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như: hạt gạo ta ăn hàng ngày, cái kèo cái cột trong nhà… Tất cả những điều đó làm cho hình ảnh Đất nước trở nên gần gũi, thân thiết, bình dị hơn với con người.
b) Tiếp theo của các câu thơ sau là sự cảm nhận Đất nước từ phương diện địa lý – lịch sử: Đất nước thường được cấu tạo từ gốc gác là nơi sinh, quê hương… Nhưng trong tiếng Việt, Đất nước gồm hai yếu tố hợp thành “Đất” và “Nước”.

Ở trên chiều rộng của không gian địa lí và chiều dài của thời gian lịch sử, Đất nước được cảm nhận như sự thống nhất các phương diện văn hóa, truyền thống, phong tục, cái hàng ngày và cái vĩnh hằng, trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng…
2.2/ Tư tưởng Đất nước của nhân dân
Tư tưởng cơ bản của phần này là tư tưởng Đất nước của nhân dân: là điểm quy tụ mọi cách nhìn về khái niệm Đất nước, cũng là đóng góp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm làm sâu sắc thêm khái niệm về Đất nước trong thơ văn chống Mĩ.
a) Tác giả có một cách nhìn tương đối mới mẻ về đất nước. Đó là cái nhìn về địa lý, về lịch sử.
b) Khi nghĩ đến lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước , nhà thơ không điểm lại các triều đại, các anh hùng nổi tiếng mà nhấn mạnh đến vô vàn những con người c) Mạch suy nghĩ của bài thơ dẫn đến tư tưởng cốt lõi.

3. Kết bài: Phân tích bài thơ đất nước của nguyễn Khoa Điềm

Bài thơ Đất nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã góp phần vào thành công của thơ văn ca ngợi về Đất nước thời kỳ chống Mỹ, làm sâu sắc thêm nhận thức về khái niệm Nhân dân và khái niệm Đất nước.

Bài văn mẫu Phân tích bài thơ đất nước của nguyễn Khoa Điềm

Trong mọi thời kì Đất nước luôn là đề tài muôn thuở của thơ văn Việt Nam. Chúng ta đã bắt gặp hình ảnh đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua những lời thơ Hoàng Cầm; gặp hình ảnh đất nước đang đổi mới từng ngày qua lời thơ của Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ hình ảnh đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất phải nói đến bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm.

Qua phân tích bài thơ Đất nước, ta bắt gặp hình hài đất nước từ khi được sinh ra cho đến khi trải qua bao nhiêu đau khổ của chiến tranh được tái diễn sinh động qua một hồn thơ tinh tế, phóng khoáng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, trải qua bao nhiêu thăng trầm biến đổi của lịch sử. “Đất nước” là tên gọi thiêng liêng, bình dị nhưng chứa đựng bao nguồn cảm xúc chính tác giả.

Bài thơ được bắt đầu bằng những vần thơ nhẹ nhàng, tinh tế đưa người đọc trở về với những ngày đầu sơ khai của đất nước:

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể

Đất nước bắt đầu bằng miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc.

Hình ảnh đất nước hiện lên qua những câu thơ thật bình dị, gần gũi biết bao. Nó không phải là một cụm từ trừu tượng khó hiểu mà là một khái niệm hiện hữu hằng ngày trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Từ khi mỗi chúng ta sinh ra thì đất nước đã có rồi. Tác giả sử dụng từ “khi” để đánh dấu sự ra đời của khái niệm “đất nước”. Sau câu thơ ấy, tác giả bắt đầu giải thích về nguồn gốc của đất nước mà mỗi người đều mong muốn được tìm hiểu. Giọng thơ dịu nhẹ, ngọt ngào dẫn dắt người đọc về với những “ngày xửa ngày xưa” như một nốt nhạc của quá khứ trở về trong những suy nghĩ của con người. Cụm từ “ngày xửa, ngày xưa” đánh dấu những điều gì đó xa xưa, đã rất xưa, không xác định rõ thời gian cụ thể, chỉ biết rằng nó đã có từ lâu đời. Đồng thời Đất nước hình thành từ khi dân ta biết đánh giặc để bảo vệ Tổ quốc. Tác giả muốn ám chỉ chính những con người “dân mình” đã làm nên đất nước…

Đất nước còn gắn liền với cuộc sống bình dị, thân quen của con người Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn muốn lý giải đất nước còn chính là thành quả của công cuộc lao động để xây dựng và phát triển của người dân Việt Nam:

Cái kẻo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sang

Đất nước có từ ngày đó

Kèo, cột đều là một dụng cụ để phục vụ cho đời sống sản xuất cũng như sinh hoạt của con người đều gắn bó với lịch sử ra đời của đất nước. Đó là những hình ảnh bình dị mà rất đỗi chân thực nhưng nó lại như là một sự giải thích đúng đắn.

Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, người đọc như được dẫn dắt vào những cung bậc tình cảm khác của đất nước, đó là chuyện tình yêu lứa đôi e ấp nhưng tha thiết và mặn nồng:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất nước là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khan trong nỗi nhớ thầm

Hình ảnh Đất nước không chỉ hiện hiển trong không gian văn hóa, phong tục tập quán của con người mà còn xuất hiện trong những tình yêu lứa đôi mặn nồng, tha thiết nhất. Tác giả đã cắt nghĩa cụm từ “đất nước” thành hai từ “đất” và “nước” để lí giải cụ thể ý nghĩa của từng từ. Đây có thể coi là một sự tinh tế và đầy thi vị của Nguyễn Khoa Điềm. Nhưng dù cụm từ “Đất nước” vẫn là một khái niệm trọn vẹn và mang đầy đủ ý nghĩa nhất.

“Đất nước” được mở ra theo chiều dài của lịch sử và không gian văn hóa, của những con người vẫn còn trằn trọc tha thiết đi tìm hình bóng quê hương. Hình ảnh Đất nước trong văn thơ được hình thành từ những câu chuyện xa xưa, từ những điển tích, điển cố mà người đời sau vẫn lưu truyền. Hình ảnh “con chim phượng hoàng”, “núi bà đen, bà điểm”, “Lạc long quân, Âu cơ” chính là minh chứng cho sự phát triển nhiều thăng trầm nhưng đáng tự hào của lịch sử nước ta. Nhớ về cội nguồn, nhớ về những ngày xưa vất vả chính là đạo lí, truyền thống uống nước nhớ nguồn mãnh liệt của nhân dân ta.

Đất nước trong ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm còn là sự tiếp nối các truyền thống của những người đi trước:

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Trong sự hình thành và phát triển, bề dày văn hóa lịch sử đất nước ngày càng được khẳng định. Thế hệ đi trước có những con người đã ngã xuống vì đất nước và thế hệ mai sau cần phải cố gắng gìn giữ và phát huy được truyền thống tốt đẹp đó.

Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm người đọc đã có cái nhìn đa chiều về đất nước từ khía cạnh đời thường, khía cạnh lịch sử, khía cạnh không gian và thời gian, mang đến cho người đọc nhận thức đúng đắn nhất về khái niệm đất nước mà chúng ta đang sống, cống hiến và dày công xây dựng, vun đắp.

Hơn hết tác giả còn khẳng định

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần đất nước

Có thể nói đất nước đã đi vào máu thịt của mỗi con người Việt Nam, từng câu thơ như nhắc nhở mỗi con người đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ của chúng ta về công cuộc xây dựng và bảo vệ sự vững mạnh của đất nước mà cha ông ta đã xây dựng.

Đất nước còn được Nguyễn Khoa Điềm đúc rút thành một khái niệm sâu sắc:

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

Một quan niệm sâu sắc, giàu giá trị nhân sinh quan khiến cho người đọc không thể phủ nhận sự tồn tại của đất nước là một thực tế.Đất nước còn biểu tượng cho lòng thành kính, sự biết ơn đến những thế hệ cha anh đã ngã xuống vì hòa bình, tự do cho đất nước hôm nay:

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra đất nước

Ở đây, khi phân tích bài thơ Đất nước ta lại thêm một sự lí giải đúng đắn cho định nghĩa “đất nước”, những con người đó họ dù chết nhưng trái tim họ vẫn còn sống mãi trong cuộc sống của những người ở lại.

Nhưng ở hai câu thơ cuối có thể nói Nguyễn Khoa Điềm đã đưa ra định nghĩa đúng đắn và sâu sắc nhất về đất nước:

Đất nước này là đất nước của nhân dân

Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại.

Tác gỉa một lần nữa khẳng định nhân dân ta chính là chủ nhân của đất nước. Bởi vậy đất nước này phải thuộc về toàn thể nhân dân ta. Tư tưởng của tác giả rất tiến bộ, rất đời thường và rất sâu sắc.

Như vậy, phân tích bài thơ Đất nước qua những lý lẽ và dẫn chứng đầy thuyết phục ta càng khẳng định được vị trí, vai trò vô cùng to lớn của đất nước trong cuộc sống của mỗi con người. Gấp trang sách lại nhưng những lời thơ, những áng văn, những hình ảnh về đất nước vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc.

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here