Tính chất hóa học của oxit axit và oxit bazơ dễ nhớ nhất

0
1952
Загрузка...
Загрузка...

Trong hóa học thường học sinh hay bị nhầm lẫn giữa các khái niệm, công thức hóa học. Nào là axit, bazơ, muối, phản ứng phân huy, phản ứng hóa hợp và cũng không ít học sinh loay hoay tìm cách phân biệt giữa oxit axit – oxit bazơ. Vậy tính chất hóa học của oxit là gì? Làm thế nào để nhớ tất cả các tính chất cảu oxit, 60s.edu.vn sẽ chia sẻ qua bài viết sau.

I. Tính chất hóa học của oxit axit và oxit bazơ

1. Tính chất hóa học của oxit bazơ

Oxit bazo là gì ? Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào nổi bật?
a) Oxit bazơ tác dụng với nước: Một số những oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm.
Ví dụ cụ thể:
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
BaO + H2O → Ba(OH)2
Một số oxit bazơ tác dụng với nước đồng thời cũng tan được trong nước là:
Na2O, K2O, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO CaO, BaO.
b) Tác dụng với axit sinh ra muối và nước
Oxit bazơ + axit → muối + nước
Ví dụ cụ thể:
BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
CaO + HCl → CaCl2 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
c) Tác dụng với oxit axit sinh ra muối và nước:
Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước phản ứng với oxit axit sinh ra muối.
Ví dụ cụ thể:
CaO + CO2 → CaCO3

2. Tính chất hóa học của Oxit axit: oxit axit có những tính chất hóa học nào ?

a) Oxit axit tác dụng với nước:
Đa số oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
Ví dụ cụ thể:
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
CO2 + H2O → H2CO3
Những oxit axit tác dụng được với nước và do đó cũng tan trong nước.
b) Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ:
Oxit axit + dd bazơ → muối + nước.
Ví dụ cụ thể:
CO2 + Ca(OH)2 → H2O + CaCO3
Những oxit khác như SO2, P2O5,…. Cũng có phản ứng với dung dịch bazơ sinh ra muối và nước.
c) Oxit axit tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối.
Thí dụ: CO2 + BaO → BaCO3
3. Oxit lưỡng tính: Có một số oxit vừa có thể tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịc bazơ, gọi là oxit lưỡng tính. Ví dụ cụ thể: Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,…
Ví dụ cụ thể:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)
4. Oxit trung tính (hay còn gọi là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…

II. Khái quát về sự phân loại oxit

Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân loại oxit thành 4 loại như sau:
Oxit trung tính hay còn gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dung với axit, bazơ, nước.
Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch axit và tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dich bazơ tạo thành muối và nước.

Theo bài viết trên chúng ta có thể nhớ dễ dàng tính chất hóa học của oxit axit và oxit bazơ. Mong rằng sẽ giúp ích cho tất cả các bạn học sinh.

 

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here