Phân tích nhân vật mị trong tác phẩm vợ chồng A Phủ

0
422
Загрузка...

Đề bài: Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Загрузка...

Bài làm

Nhà văn Tô Hoài là một người có vốn hiểu biết khá phong phú về cuộc sống của những con người trên mọi miền Tổ Quốc nhất là vùng Tây Bắc. Với văn phong hấp dẫn, phong phú biệt tài miêu tả nội tâm nhân vật tài tình ông đã mang đến cho người đọc những cái nhìn vô cùng phong phú về các thân phân con người trên khắp mội vùng miền. Điển hình cho số phận, nỗi bất hạnh lứa đôi và giá trị nhân đạo sâu sắc đó chính là nhân vật Mỵ trong tác phẩm Vợ chông A phủ của  nhà văn Tô Hoài. Có thể nói tác phẩm đã mang đến cho người đọc những cái nhìn mới về thân phận của người phụ nữ miền núi đầy bất hạnh.

Nhân vật Mỵ xuất hiện từ đầu đầu tác phẩm với hình ảnh lầm lũi, buồn tuit. Bằng giọng kể đều đều thoảng hương vị ca dao nhân vật Mỵ hiện lên với dự báo những câu chuyện dữ sắp đến :

 “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Đây chính là Mỵ là con dâu của gia đình nhà Thống Lý Pá tra giàu nhất nhì cái vùng này. Mỵ sống lặng lẽ như một cái bóng, lúc nào mặt cũng cúi gằm và làm việc lầm lũi như mộ cỗ máy. Những tưởng cuộc sống làm dâu nhà giàu sẽ giúp Mỵ hạnh phúc nhưng không phải thế. Và cuộc đời Mỵ đã minh chứng cho điều ấy. Và cũng chính những điểu này đã phần nào nói lên được số phận đầy căm phẫn tủi nhục của Mỵ – người phụ nữ miền núi chăm chỉ, hiếu thảo với cha mẹ nhưng dưới chế độ xã hội cũ cô đã không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn.

Trước khi làm dâu nhà Thống Lý, Mỵ là bóng hồng xinh đẹp là niềm ao ước của bao nhiêu chàng trai trong bản. “Trai đứng nhắn cả chân vách đầu buồng Mị” tiếng khèn của Mỵ đốn tim biết bao nhiêu trai làng. Không những thế Mỵ còn là người có lòng tự trọng và có tình yêu. Khi bị ép gả cho nhà Thống Lý, Mỵ nói rằn cô có thể chăm chỉ cuốc ngô để trả nợ và xin đừng gả Mỵ cho nhà Thống Lý. Mỵ có người yêu, Mỵ khát khao cuộc sống tự do, cô không muốn đánh đổi để sống cuộc sông nhung lụa nhưng không có hạnh phúc.

Thế nhưng ngày tháng tươi đẹp của Mỵ nhanh chóng kết thú khi cô phải về làm dâu nhà Thống Lý – một cô gái tài năng, xinh đẹp, hiếu thảo những tưởng sẽ được hạnh phúc nhưng không phải vậy, chuỗi ngày làm dâu cua Mỵ là chuỗi ngày cơ cực nhất cuộc đời cô.

Tròn đêm tình mùa xuân Mỵ đã bị A Sử – con trai của Thống Lý Pá Tra bắt về làm dâu. Những ngày tháng tăm tối, u uất của Mỵ cũng bắt đầu từ đây, là con dâu trên danh nghĩa nhưng thực ra Mỵ chỉ là con trâ, con ngựa gán nợ cho nhà Thống Lý mà thôi. Cuộc sống của Mỵ như một nô lệ trong nhà Thống ký và sẽ mãi mãi không được giải thoát nếu như chính Mỵ không tự mình giải thoát khỏi nơi tăm tối này.

Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Kiếp làm dâu là gạt nợ đã biến cuộc đời Mỵ trở nên vô cùng tăm tối, cô bị tra tấn cả thể xác lẫn tinh thần, cô không còn khả năng phản kháng. Trước đó, vì quá căm phẫn nên cô đã tự tìm đến lá ngón để giải thoát cho mình, nhưng vì thương cha mẹ nên Mỵ đành ngậm ngùi vứt lá ngón đi. Với lại nhận thức của xã hội xưa cho rằng khi đã lấy chồng là đã trình ma về nhà chồng thì mãi mãi sẽ phải ở nhà chồng có chết cũng là ma nhà chồng. Cũng từ đây Mỵ sống lầm lũi không  biết ngày tháng là gì, Mỵ nghĩ mình không bằng một con ngựa. Trở thành một công cụ lao động không hơn không kém của nhà Thống Lý, suốt ngày cứ quần quật làm việc từ sáng đến tối không lúc nào ngơi tay. Ngày nào cũng từng ấy công việc lặp lại, mỗi năm, mỗi tháng, mỗi mùa, ra tết thì đi hái thuốc phiện, giữa năm giặt đay, đến mùa đi nương bẻ bắp,.. dù đi đâu cũng kèm theo một túi sợi để tước sợi. Con trâu con ngựa làm việc còn có lúc được nghỉ ngơi nhai cỏ còn đàn bà con gái nhà này làm việc cả đêm lẫn ngày. Căn buồng Mỵ ở giống như nhà tù, không có ánh sáng, chỉ có một chiếc lỗ vuông nhìn vào đó mà trông ra. Cuộc sống như vậy đã khiến cho cô mất đi tinh thần phản kháng.

Trước đó, vì quá căm phẫn nên cô đã tự tìm đến lá ngón để giải thoát cho mình, nhưng vì thương cha mẹ nên Mỵ đành ngậm ngùi vứt lá ngón đi. Với lại nhận thức của xã hội xưa cho rằng khi đã lấy chồng là đã trình ma về nhà chồng thì mãi mãi sẽ phải ở nhà chồng có chết cũng là ma nhà chồng. Cũng từ đây Mỵ sống lầm lũi không  biết ngày tháng là gì, Mỵ nghĩ mình không bằng một con ngựa. Trở thành một công cụ lao động không hơn không kém của nhà Thống Lý, suốt ngày cứ quần quật làm việc từ sáng đến tối không lúc nào ngơi tay. Ngày nào cũng từng ấy công việc lặp lại, mỗi năm, mỗi tháng, mỗi mùa, ra tết thì đi hái thuốc phiện, giữa năm giặt đay, đến mùa đi nương bẻ bắp,.. dù đi đâu cũng kèm theo một túi sợi để tước sợi. Con trâu con ngựa làm việc còn có lúc được nghỉ ngơi nhai cỏ còn đàn bà con gái nhà này làm việc cả đêm lẫn ngày. Căn buồng Mỵ ở giống như nhà tù, không có ánh sáng, chỉ có một chiếc lỗ vuông nhìn vào đó mà trông ra. Cuộc sống như vậy đã khiến cho cô mất đi tinh thần phản kháng.

Nhưng khi đêm tình mùa xuân về trên bản thì sức sống tiềm tàng trong Mỵ lại bùng cháy mãnh liệt, điều đó được thể hiện qua các hành động của nhân vật Mỵ. Mùa xuân đến đất trời Hồng Ngài thay đổi tràn đầy sức sống và xuân sắc, người ta rủ nhau đi chơi xuân, ném pao, hẹn hò… Chính những yếu tố này đã làm cho tâm hồn rạo rực, phơi phới trở lại, tiếng sáo gọi bạn tình làm cho Mỵ bổi hồi bồi hồi:

“Mày có con trai con gái

Mày đi nương

Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu”

Mùa xuân trên đất Hồng Ngài thật khác, khác với bao mùa khác, có cái gì đó thật lạ, ngay cả trong nhà Thống Lý Pá tra cũng có sự thay đổi. Mỵ lén uống rượu rồi nhẩm theo lời bài hát mà người thổi kèn đang thổi, Mỵ uống từng bát rượu ừng ực như muốn nuốt những nỗi cay đắng tủi nhục của cuộc đời mình. Tiếp đó, cô lấy một ít mỡ thêm vào đèn cho sáng hơn, hành động này như thắp sáng cuộc đời Mỵ, Mỵ đã bừng tỉnh đã biết hướng về phía ánh sáng. Mỵ cảm thấy mình phơi phới trở lại, Mỵ muốn đi chơi muốn được như thời còn xuân sắc, Mỵ quấn lại tóc và chiếc váy hoa nhưng A Sử đã nhìn thấy và trói Mỵ vào cột. Hơi rượu làm cho Mỵ say và Mỵ cảm thấy như mình không bị trói cảm giác được trở về tuổi thanh xuân, đầu óc vẫn văng vẳng tiếng sáo bên tai, Mỵ toan vùng bước đi nhưng không thể bước được. Chính sự giằng xé trong tâm hồn Mỵ đã làm cho Mỵ nảy sinh ý nghĩ “ nếu lúc này có nắm là ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay”. Bị vùi dập là vậy nhưng chúng  ta vẫn có thể thấy được sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mỵ

Đêm tình màu xuân qua đi Mỵ lại trở về với cuộc sống tre nhạt trước đây. A Sử lại gây gổ và đánh nhau với một người tên A Phủ và bị thương. Nhà Thống Lý hống hách bắt trói A Phủ và đánh cho hắn lên bờ xuống ruộng, đánh xong lịa hút thuốc phiện, sau đó chúng trói chặt A Phủ vào trong cái cột. Mỵ dù bị trói chân tay nhưng khi chồng về vẫn phải bò lết đi lấy lá thuốc đắp cho chồng, thế nhưng đáp lại việc làm đó là hắn có thể đạp vào mặt Mỵ. Mỗi đêm hơ tay vì lạnh Mỵ chứng kiến cảnh A Phủ bị trói và đánh đập cô vẫn dửng dưng và xem đó là một việc làm hết sức bình thường. Nhưng khi nhìn thấy giọt nước mắt rơi trên gò má đen nhẻm cua A phủ và không thể lau được thì tình thương người trong Mỵ trỗi dậy. Cô thương người, thương mình và đã dẫn đến một quyết định vô cùng táo bạo đó là cởi trói cho A Phủ. Hành động này là hành động vô cùng liều lĩnh sợi dây ấy lag sợi dây vô hình của cường quyền, sợi dây vô hình của hủ tục phong kiến vậy mà trong phút chốc Mỵ đã cắt phăng nó đi. Lúc đầu cô không định trốn chạy cùng A phủ vì nghĩ mình đã trình ma nhà hắn thì cũng sẽ không thoát được, nhưng sau đó Mỵ đã quyết định chạy theo A phủ thoát khỏi Hồng Ngài. Điều này đã thể hiện được sự phản kháng vô cùng mạnh mẽ của Mỵ dám vượt qua tất cả những hủ tục của lễ giáo phong kiến để giải thoát cho cuộc đời của mình.

Nhà văn Tô Hoài đã xây dựng nhân vật Mỵ đặt trong hoàn cảnh vô cùng éo le, số phận của Mỵ là số phận của những người phụ nữ miền núi bị áp bức cường quyền nhưng biết vùng dậy đi theo Cách mạng. Qua đây chúng ta cũng có thể thấy được tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn Tô Hoài qua cuộc giải thoát số phận cho nhân vật.

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here