Đề bài: Em hãy viết một bài nghị luận xã hội về bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
* Lập dàn ý:
-
Mở bài: Nghị luận xã hội về bài thơ Tràng Giang
– Giới thiệu về cảm hứng sáng tác bài thơ Tràng Giang của Huy Cận.
– Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ: Bài thơ được khơi nguồn cảm hứng bởi thiên nhiên sông nước chiều hoàng hôn khi Huy Cận đang dạo trên bến Chèm, sông Hồng. Bài thơ được viết vào buổi chiều thu năm 1939, in trong tập thơ Lửa thiêng (1940).
-
Thân bài: Nghị luận xã hội về bài thơ Tràng Giang
+ Cảm nhận về nét đẹp của thiên nhiên
+ Đánh giá, nhận xét chung về bài thơ
– “Tràng giang” là một bài thơ sông nước mang một vẻ đẹp trang trọng, cổ kính nhưng lại mới mẻ.
– Từng câu thơ đều mang một nỗi buồn da diết. Cảnh buồn, người buồn, cho đến cả âm điệu và nhạc thơ cũng buồn mênh mang, sâu lắng
– Tâm trạng của con người buồn nên cảnh vật cũng trở nên buồn tẻ. Đứng trước Tràng giang mênh mang đất trời bao la, thi nhân cảm thấy “rợn ngợp”: con người thì bé nhỏ, hữu hạn còn vũ trụ thì vô tận, vô cùng. Xuyên suốt bài thơ là một cảm giác cô đơn, trống vắng,buồn tẻ, chông chênh đã tạo nên nét buồn riêng của Huy Cận trong Tràng giang
-
Kết luận: Nghị luận xã hội về bài thơ Tràng Giang
– Không âm thanh cuộc sống, không sự vật, con người, không biểu tượng, gia đình, quê hương… không có bất cứ một thứ gì cả! Hình ảnh ẩn chứa xuyên suốt bài thơ là một thi nhân chưa tìm được hướng đi cho mình, lại mần cảm trước thiên nhiên và cuộc đời, làm sao lại không có nỗi buồn như thế được?
– Người đọc như hiểu được nỗi lòng Huy Cận, trân trọng “nỗi buồn thế hệ” của nhà thơ vì đằng sau nỗi buồn ấy là một tâm sự yêu nước thầm kín, một con người với tình yêu quê hương, đất nước to lớn và nỗi nhớ nhà thăm thẳm.
Bài văn mẫu nghị luận xã hội bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Tràng Giang không chỉ là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Huy Cận mà còn là một tác phẩm nổi tiếng thể hiện rõ nét về tâm trạng buồn của thi nhân khi thấy mình thật nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn. Huy Cận cũng đã nhiều lần kể cảm xúc khi sáng tác bài thơ. Xuất phát cảm hứng từ phong cảnh sông nước vùng Chèm Vẽ ngoài ngoại thành Hà Nội. Bây giờ nơi này đã phát triển, dân cư đông đúc với nhiều nhà cao tầng, biệt thự nhưng vào thời Huy Cận viết Tràng giang cho đến nhiều năm sau, nó vẫn là nơi đìu hiu sông nước, vắng lặng, đẹp và buồn đúng như trong bài thơ đã tả.
Tràng giang là một trong số những sáng tác tiêu biểu, thể hiện nỗi buồn sâu thẳm sự xao xuyến bâng khuâng của cái tôi Huy Cận trước cuộc sống. Tất cả cảnh vật hiện ra trước mắt của nhà thơ vẫn mang một vẻ đẹp ẩn chứa những bất ngờ.
Nghị luận xã hội về bài thơ Tràng Giang ta thấy rõ cảm xúc của tác giả khi đứng trước sông Hồng mênh mông, bao la và khi nhìn thấy sự kì vĩ của thiên nhiên, khiến tác giả cảm thấy cuộc sống hiện tại của mình cũng thật nhỏ bé, không biết sẽ như thế nào trước cuộc đời rộng lớn này. “Tràng Giang” mang một vẻ đẹp cổ điển, như được chấm phá bằng các nét vẽ linh hoạt của các nghệ sĩ trước bức tranh thủy mặc sơn nước hữu tình.
Hai chữ “Tràng Giang” vốn là hai từ hán việt ghép vào nhau mà tạo thành. “Tràng” mang ý nghĩa là mênh mông, trải rộng, còn “Giang” là sông. Đây là một âm mở, cứ thế nếu cứ ngân dài hai chữ này thì mãi mãi không có kết thúc.Nghe 2 từ “Tràng Giang” người đọc tưởng tượng đến một quang cảnh trải dài, trải dài miên man. Đầu đề chỉ là 2 chữ đó thôi mà toàn bài thơ lại lấy được cảm xúc của độc giả nhiều đến như vậy. Ngòi bút của Huy Cận trong miêu tả khúc sông rộng mênh mông thật tài tình và thể hiện trong suốt những câu từ của bài thơ. Đứng trước cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ như thế, lòng ông lại dấy lên một nỗi buồn mơ hồ, không hiểu rõ là gì và bắt nguồn từ đâu. Nhưng trước cảnh đất trời, con người trở nên nhỏ bé, cảnh vật khiến ta ngẫm nghĩ và chiêm nghiệm về những gì đã xảy ra và những gì đang tới.một nỗi buồn vô cớ, nhưng cái cớ đó lại cho chúng ta những phút giây trải nghiệm và tìm ra câu trả lời cho chính bản thân mình.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Hai câu thơ đầu mang một vẻ mênh mông và một nỗi trống vắng mênh mang của dòng sông và trong chính tâm hồn thi sĩ. Cái hay của bài thơ là ở chỗ, mặc dù những từ ngữ được sử dụng rất đơn giản nhưng chính nó lại được sử dụng đúng chỗ nên càng làm tăng thêm vẻ đẹp và chiều sâu ý nghĩa cho bài thơ. Từ “ điệp điệp” là từ láy dùng để miêu tả những gợn sóng trên sông, nhưng nó lại kết hợp với từ buồn khiến chúng ta liên tưởng đến nỗi buồn điệp điệp,đến từng đợt trong lòng thi sĩ. Xuất hiện giữa dòng sông là hình ảnh con thuyền,nhưng dường như nó cũng là con thuyền cô độc, hai từ “ song song” được Huy Cận sử dụng như nói tới cảnh không có điểm chúng. Nhưng có lẽ câu thơ hay nhất trong bài thơ phải kể đến câu “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Tác giả sử dụng hình ảnh “cành củi khô” chứ không phải hình ảnh của một chiếc lá xanh hay một sự vật khác đầy sức sống. Nó đã trở thành một thứ mà trên dòng nước ấy, bị trôi dập không biết về nơi đâu lại với cọm từ” lạc mấy dòng” càng tỏ ra sự đời trôi nổi, không có đích đến, không có lựa chọn. Đứng trước cuộc đời bao nhiêu ngã rẽ, biết đâu là nơi mà mình có thể đi tiếp, cũng như hình ảnh củi khô kia mặc cho gió táp sóng dạt mà vẫn cuộn tròn giữa dòng xoáy của cuộc đời.
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
Những hình ảnh của đoạn thơ tiếp theo cũng chỉ là một nỗi buồn, những chi tiết mà ngay khi chúng ta đọc lên đã có một cảm giác ảm đạm thiếu sức sống. Phải chăng nó là cảnh tượng của một buổi chiều tà. Hình ảnh “ cồn nhỏ, làng xa, trời sâu, bến rộng”…như tác giả đang vẽ khiến không gian mở ra cao – rộng. Mọi thứ trở nên “thưa vắng và yên tĩnh” , sự tính lặng đó lại càng nổi bật làm nền cho âm thanh, chỉ có một âm thanh xa vang vọng về nhưng lại khiến cho bài thơ chìm vào một không khí cổ kính, mang đậm màu quá khứ và nét hoài niệm. Âm thanh đó mơ hồ là cách đặc tả cái tĩnh lặng. Đoạn thơ này mở không gian. Chiều thẳng đứng thì như đang giãn dần ra theo nắng, theo trời: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”. Từ “ sâu “ được sử dụng miêu tả độ cao của trời khiến cho hình ảnh miêu tả này rất đắt. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật trong các sử dụng từ, “Sâu” chứ không cao là một sự sáng tạo, nó gây ấn tượng cho người đọc. Mỗi chữ mỗi hình ảnh của bài thơ đều mang nặng một cái buồn, cái trống vắng và cô độc, đến ngay cả bến chờ thuyền cũng là Bến cô liêu.
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật.
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc…
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Nghị luận xã hội về bài thơ Tràng Giang người đọc còn liên tưởng sự trôi nổi, bấu víu qua hình ảnh bèo dạt, mây trôi. Không biết từ bao giờ bèo trôi về mặt sông, về chỗ bắt đầu bài thơ “Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”. Giờ đây, khi ngắm cảnh dòng sông phẳng lặng, mênh mông tác giả chỉ còn thấy có bèo, duy nhất bèo, hàng nối hàng. Không đò ngang, không cầu bắc, không thấy một hình ảnh hay công trình nào mang dáng dấp con người, chỉ lặng lẽ có thiên nhiên với thiên nhiên.
Một cảnh vật mang nỗi buồn miên man, mọi thứ đều nhuốm một nỗi buồn trải ra xa “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng” và dựng lên cao “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Qua đôi cánh chim nhỏ và rơi xuống một lòng người, ở chỗ cảnh bặt dấu người, nên lòng càng dội lên nỗi nhớ quê, lòng quê. Tình thế trôi dạt của thiên nhiên khiến chính con người chúng ta càng thêm ngậm ngùi về thân phận của mình, thèm tình cảm ấm áp bên gia đình quần tụ.Tính logic trong những bước chuyển của tâm hồn rất được coi trọng trong bài thơ này. Kết thúc của bài thơ là nỗi nhớ nhà, mọi thứ trong bài thơ được đẩy đến cao điểm và do đó nỗi buồn đó có lí do của nó
Khi nghị luận xã hội về bài thơ Tràng Giang, người đọc đã cảm nhận được những phút chới với trong cảnh sắc của thiên nhiên với vẻ buồn bã cô độc, mọi thứ trải dài theo chiều sâu và chiều rộng nhưng nó càng làm cho sự mênh mang thêm sâu sắc. Cảm xúc “Tức cảnh sinh tình” của nhà thơ đã khiến lòng người xao động, cảnh khiến người ngậm ngùi và cũng chính là lúc khiến con người nhận ra bản thân mình nghĩ gì. Có lẽ vì thế Huy Cận tự giới thiệu: “Tràng giang là bài thơ tình và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn”.