Đề bài: Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về câu ngạn ngữ sau: Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể. Trong cuộc sống ngày nay, có quá nhiều việc con người cần phải thực hiện, nhu cầu của con người thì càng ngày càng tăng, vì thế họ hay mơ tưởng về những điều tốt đẹp cho bản thân. Tuy nhiên có những ước muốn không xuất phát từ thực tế, không đi lên từ năng lực thực sự. Chúng ta hãy nhớ và tự nhắc nhở mình rằng: Đừng sống theo điều ta mong muốn hãy sống theo điều ta có thể.
Bài văn mẫu Nghị luận xã hội: Đừng sống theo điều ta mong muốn hãy sống theo điều ta có thể
Ước muốn của con người bao giờ cũng cao hơn hiện thực và vượt trên khả năng, thậm chí cao hơn, vượt trên rất xa và hình như không bao giờ dừng lại. Trong khi đó thì hiện thực và khả năng đều có giới hạn nhất định tùy theo hoàn cảnh của từng người. Sống theo ước muốn nghĩa là sống với những yêu cầu cao hơn điều kiện mình có, dẫn đến sự thiếu hụt trong kinh tế, hụt hẫng trong tình cảm, sự thất vọng trong ý chí. Sống theo ước muốn cũng có nghĩa là tự nhủ mình bằng ảo tưởng, bằng hành vi duy ý chí, bằng sự cố gắng quá sức và cuối cùng gục ngã, thất bại, từ đó có thể sinh ra chán nản, bi quan, mất sức chiến đấu. Điều có thể cũng là điều đang có hoặc chưa có nhưng chắc chắn có vì phù hợp với điều kiện của mình, phù hợp với khả năng của mình. Sống theo điều có thể thì không phải làm việc quá sức, mà luôn đạt được kết quả khá, nó tạo cho mình sự phấn chấn, cảm giác bằng lòng và có cơ sở tuy không cao lắm nhưng vững chắc để đi lên các bước tiếp theo. Tuy nhiên điều có thể ở môi người thường cao thấp khác nhau nên với những người điều có thể thấp hay quá thấp thì cách sống ấy không tạo được một sức mạnh vượt lên để đạt yêu cầu của sự nghiệp. Và ngay cả với những người điều có thể tương đối cao, nếu thiếu một ước muốn cao hơn càng dễ đi đến sự tự mãn, không chịu vươn lên và tất nhiên, se không có tiến bộ nhiều nếu không nói là có khả năng tụt hậu trước đà tiến như vũ bão của thời đại.
Câu ngạn ngữ khuyên ta cần phải chọn cách sống thực tế, tránh sa đà vào việc mơ mộng viển vông, nằm ngoài khả năng. Đôi khi mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão, lí tưởng của cá nhân với thực tại tạo nên những bi kịch của tâm hồn. Nó giống như bi kịch của nhà văn Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao. Anh mơ ước đến một ngày anh se viết được một tác phẩm lớn chung cho cả loài người.
Nó đề cập đến những vấn đề bức xúc của cả xã hội, của cả nhân loại. Nó làm nổi được những cái lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng. Nó làm cho người gần người hơn. Mơ ước ấy chẳng có gì xấu xa hay đáng phê phán, và không phải là năng lực của anh không thể thực hiện được. Đơn giản là bởi vì thực tế hoàn cảnh là một điều không thể. Chính Xuân Diệu đã từng nói: Cơm áo không đùa với khách thơ. Anh còn vợ và một đàn con nhỏ. Kiếp người với bao toan tính bộn bề níu kéo anh, không cho anh bay lên cùng giấc mộng của đời trai trẻ. Hay như kiến trúc sư tài hoa Vũ Như Tô trong vở kịch cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng với khát vọng cao cả, lớn lao: Đem hết tài ra xây cho nòi giống một toà đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hoá công năng. Tiếc thay khát vọng ấy lại mâu thuẫn với đời sống của nhân dân để rồi Vũ Như Tô bị kết tội, cái tài và cái đẹp đều bị phá hủy, chôn vùi.
Thực tế cuộc sống nếu chúng ta cứ khăng khăng sống theo ước muốn của mình mà không hiểu rằng nó không phù hợp thì se dần đến những hậu quả tai hại như bị ảo tưởng, xa rời thực tế, làm những việc vô ích, không có kết quả mà còn tốn thời gian, công sức. Để rồi khi nhận ra, ta se rơi vào sự chán nản, thiếu niềm tin vào cuộc sống, vào bản thân, đúng như câu nói của người xưa: trèo cao ngã đau. Nhưng nếu ta tỉnh táo, biết mình làm được việc gì tốt và theo đuổi chúng đến cùng, ta se nhận được những kết quả tốt đẹp, dễ dàng đạt được thành công. Từ đó tạo cho ta tâm lí thoải mái, tự tin và sức mạnh để phát huy năng lực ấy, đóng góp được cho xã hội, cộng đồng.
Nhiều bạn trẻ ngày nay chưa biết lượng sức mình, thường tự tin thái quá vào bản thân dẫn đến tình trạng mà mọi người vẫn gọi là ảo tưởng sức mạnh. Trong xã hội, chúng ta cũng hay gặp những người chẳng có chuyên môn nhưng lại phát biểu rất đao to búa lớn về lĩnh vực nào đó. Tâm lý ảo tưởng sức mạnh càng được củng cố khi mạng xã hội ra đời, nơi người tham gia có thể tự do thể hiện quan điểm cá nhân với cả thế giới, mà không gặp phải bất cứ rào cản thời gian, địa lý hay hệ tư tưởng nữa. Có một nhà nghiên cứu tâm lý xã hội đã khẳng định rằng: Một trong những điều đau khổ của thời đại chúng ta là những ai cảm thấy chắc chắc lại là những ke ngu ngốc, còn người giàu tưởng tượng và tri thức lại lấp đầy bởi sự hoài nghi và lưỡng lự. Có lẽ, chúng ta nên dừng lại một phút để tự hỏi bản thân rằng: Tôi có đang ảo tưởng sức mạnhhay không? Người xưa cũng tự răn dạy rằng: Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều. Khiêm tốn, biết mình biết ta vẫn là nguồn gốc của mọi thành công, sự nể trọng của mọi người. Chúng ta nhớ đến câu chuyện của chú Dế Mèn và Chim Én.
Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Dế Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man. Mèn ta chợt nghĩ bụng, ơ hay việc gì phải ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành. Câu ngạn ngữ trên chỉ đúng với những người ngạo mạn, thích sống theo những thứ viển vông, hư ảo.
Tuy nhiên cuộc sống cũng rất cần những ước mơ, khát vọng hay những phút giây lãng mạn vươn lên trên hoàn cảnh. Ước muốn lành mạnh là một động lực hành động, thúc đấy sự vươn lên mạnh me của con người. Nó giúp cho con người đặt ra những mục tiêu cao, mục tiêu xa để hướng tới, nó thôi thúc động viên con người tạo ra những điều kiện mới, tranh thủ những thuận lợi mới, thời cơ mới. Nó khiến con người không bao giờ thỏa mãn với cái đạt được mà luôn luôn vươn tới những thành tích, chiến tích lớn hơn, cao hơn. Ước muốn lành mạnh, cao đẹp còn chắp cánh cho tâm hồn, kích thích trí sáng tạo, thăng hoa những tiềm năng.
Nhưng bạn hãy nhớ rằng, ước mơ mãi chỉ là ước mơ khi nó nằm trên giấy, trong ý nghĩ. Thử dành một chút thời gian và nhìn vào cuộc sống xem, có biết bao người đã mang ước mơ của họ vào cuộc sống. Và họ đã làm được. Còn bạn thì sao, ước mơ của mình trong cuộc sống, sự nghiệp vẫn chỉ trưng bày trong tủ kính, nhẹ nhàng, cẩn trọng. Ước mơ của bạn se chỉ là thứ ánh sáng mờ mờ, ảo ảo bởi nó được nhìn qua gương kính. Nhưng nó se thật rõ ràng, đẹp đe khi bạn mở nó ra, tô điểm cho nó và làm nó sáng hơn.
Không thành công nào không đổi bằng mồ hôi, công sức, không ước mơ nào có được mà không phải trải qua hành động. Mác nói: Nên biết ước mơ, nhưng Lê nin lại nói: Phải hành động. Hành động se mang ước mơ của bạn vào hiện thực. Hãy hành động, đột phá đi vì đó là quyền của bạn, vì bạn xứng đáng có được hạnh phúc, thành công trong cuộc đời.
Và nếu bạn còn đang phân vân, do dự chưa biết phải hành động ra sao, hãy cho mình cơ hội để bước ra thế giới ngoài kia để đột phá vươn lên và thành công trong cuộc sống. Và hãy luôn tin rằng, trong bạn luôn tiềm ẩn những khả năng chưa được khám phá. Việc bạn đứng tại điểm xuất phát như thế nào trong cuộc sống hay sự nghiệp không còn quan trọng, mà là việc bạn đang hướng đến đâu trong hành trình đi tới những điều tuyệt vời nhất của cuộc đời.
Như vậy quan niệm trên chỉ toàn diện nếu chúng ta phải kết hợp cả hai, ta hãy lấy sống có thể làm nền tảng, ước mơ phải gắn liền với thực tế có như vậy thì mới đạt được kết quả tốt. Con người nên nhìn thẳng vào khả năng và điều kiện của mình nhưng cũng phải biết đặt ra cho mình những mục tiêu xa và hun đúc cho mình một ý chí vững vàng, mạnh me để đạt tới mục tiêu đó. Hãy là một cánh diều biết bay bổng và tự do vươn lên trên thực tại nhưng vẫn gắn kết và níu giữ bằng sợi dây của thực tại.