Cách chế biến đồ ăn dặm cho bé thơm ngon đúng chuẩn

0
231
Загрузка...
  1. Vệ sinh khu bếp trước khi chế biến đồ ăn dặm cho bé
Загрузка...

Trước khi chế biến đồ ăn dặm cho bé các mẹ cần chú ý vệ sinh khu bếp:
• Rửa sạch thau rổ, chảo và chén bát, muỗng trong nước xà phòng ấm. Sau đó, đểráo, chứ không sử dụng khăn lau khô.
• Rửa rau và trái cây dưới vòi nước lạnh đang chảy.
• Sử dụng thớt riêng biệt, một cái thực phẩm nguồn gốc “động vật” như thịt, cá và một cái cho các loại trái cây, rau và bánh mì. Nếu mẹ chỉ có một cái thớt thôi thì phải nhớ rửa sạch khi mẹ chuyển từ một loại thực phẩm này qua một loại thực phẩm khác. Thớt bằng nhựa hoặc thủy tinh là tốt nhất – thớt gỗ có xu hướng dễ nhiễm khuẩn.• Đưa thức ăn vừa mới nấu vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ. Vi khuẩn có thể phát triển ở nhiệt độ phòng sau thời gian này.

2) Cách chế biến đồ ăn dặm cho bé

Có bốn phương pháp nấu ăn cơ bản

    • Hấp
    • Luộc
    • Nướng
    • Lò vi sóng

Nếu mẹ nấu với số lượng lớn, mẹ có thể chuẩn bị cho con một tháng lương thực chỉ trong một buổi chiều! điều này càng chứng tỏ là tất cả chúng ta đeu có th¤i gian để nấu chế biến thức ăn cho con, mẹ chỉ cần sắp xếp thôi!

Vậy, phương pháp nào tốt nhất có thể áp dụng để nấu ăn cho bé?

Phụ thuộc một phần vào loại thực phẩm mẹ nấu – ví dụ, rất đơn giản: Nướng khoai lang không cần gọt vỏ.

Hấp là cách tốt nhất để giữ lại các chất dinh dưỡng của thực phẩm. Thẫm chí, vừa nấu cơm cho cả nhà, vừa bỏ thức ăn của bé vào hấp cùng.

Nếu mẹ chọn cách Luộc, hãy sử dụng rất ít nước và giữ lại phần nước luộc sau khi thức ăn đã chín. Mẹ có thể sử dụng nước luộc làm loãng thức ăn – nếu các chất dinh dưỡng bị tan vào nước trong quá trình đun sôi, mẹ có thể đem chúng trở lại thức ăn của bé.

Dùng Lò vi sóng nấu ăn cũng bảo tồn được chất dinh dưỡng trong thực phẩm, nhất là đối với những thực phẩm chín nhanh và chỉ cần 1 ít nước. Một số người không thích sử dụng lò vi sóng.

– Nếu mẹ là một trong số họ, thì tất nhiên nên chọn một phương pháp khác. Ví dụ như đối với 1 bậc cha mẹ có 5 đứa con thì lò vi sóng lúc này rất hữu ích vì nó giúp hâm nóng thức ăn một cách đơn giản và nhanh chóng. Và nếu mẹ đang phải đối mặt với một đứa bé đói mà trong tay lại là một túi thức ăn đông lạnh – (đôi khi mẹ quá bận và quên rã đông thức ăn cho con) – vậy thì dùng lò vi sóng sẽ rất “nhanh”! 3) Nấu cháo

Mẹ có thể nấu cháo theo tỉ lệ 1:10, 1:7, 1:5, cơm nát từ gạo, từ cơm hay dùng nồi vi sóng. Tỉ lệ đong gạo/cơm : nước như sau:

(Nau cháo bằng lon nấu cháo trong nồi cơm điện như phần trước đã hướng dẫn)
1. Nấu cháo từ gạo:
Cho gạo và nước theo đúng tỉ lệ vào nồi đun sôi rồi hạ nhỏ lửa, đậy nắp nồi, ninh trong vòng khoàng 20 phút. Sau đó tắt lửa, vẫn đậy kín nắp ủ thêm khoảng 10 phút.
2. Nấu cháo từ cơm
Cho cơm và nước theo đúng tỉ lệ vào nồi, đun sôi, đậy nắp nồi, vặn nhỏ lửa ninh trong khoảng 10 phút. Sau đó tắt lửa, vẫn đậy
3. Nấu cháo từ bình phích
Phích ủ cháo (chọn loại miệng rộng cho dễ vệ sinh-phích mình dùng của loại mang theo đi du lịch cho bé sau này hết giai đoạn ăn cháo dùng đựng nước nóng cho bé) :ngâm gạo trước 30p,nấu nước đun sôi trên bếp đổ vào theo tỉ lệ ủ 8-10h sáng ra có cháo cho con.đây là bình giữ nhiệt du lịch,dùng đựng nước nóng khi mang đi du lịch,sau này con lớn k dùng nữa thì bố/mẹ dùng đem trà,cafe tới cơ quan được đó
4) Chế biến rau, cú
Xem phần rây, bàn mài, cối có vân và chày
5) Chế biến đậu hũ
Đậu hũ giai đoạn 1 dùng rây. Các giai đạon sau xắt nhỏ theo độ thô của bé
6) Chế biến cáTốt nhất nên cho bé ăn phần lưng cá vì hầu như rất ít xương, phần bụng cá nhiều xương người lớn ăn.Cá ở giai đoạn 1, mẹ có thể cấp đông sống, dùng bàn mài, mài nhỏ rồi chế biến. Khi tăng độ thô của cá, ngay sau khi hấp chín, gỡ thịt cá còn nóng cho vào cối dầm nhuyễn. Khi bé lớn hơn, chế biến cá theo độ lớn từng giai đoạn.Cá muốn ít tanh, mẹ nên hấp với vài lát gừng. Mẹ có thể nấu với phô mai cũng khiến mùi tanh mất đi. đối với bé lơn hơn, vào giai đoạn 3, mẹ có thể phi dầu với hành tỏi cho thơm rồi xào cá cũng bớt mùi tanh. (cho ăn dầu chiên sớm sẽ khó tiêu)
7) Chế biến thịt gà/heo
Thịt gà có thể cấp đông lúc sống, rồi đem mài. (Xem thêm phần dụng cụ mài)
Khi bé lớn hơn, mẹ sẽ chuyển sang băm nhỏ thịt. Có thể vo viên để giúp bé tập nhai. Khi làm món thịt viên để thịt mềm, mẹ cho vào thêm trứng, bột năng, củ hành tây trộn lẫn. Khi bé ăn được mỡ thịt, mẹ xay thịt có lẫn mỡ sẽ giúp thịt mềm, dễ ăn.

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here