Cách cho trẻ ăn dặm giai đoạn từ 5-6 tháng

0
247
Загрузка...
Загрузка...

Thức ăn giai đoan này có độ mềm và lỏng giống sữa chua (sữa chua quậy lên). Thức ăn mịn.

Mẹ có thể làm sệt thức ăn cho bé bằng bột năng/bột bắp (cho vào món thịt/rau củ). Tỉ lệ pha là 1 bột: 2 nước quậy tan, rồi cho vào thức ăn cho sôi lại trước khi nhắc xuống

I. TUẦN ĐẦU TIÊN


Tăng dần đến lượng ăn được ghi ở dưới, tuy nhiên nếu mẹ thấy bé không ăn được lượng nhiêu đó, thì cũng k sao. Nhưng không nên ăn nhiều hơn lượng đã đề ra, sẽ làm giảm sữa của bé, giai đoạn này sữa vẫn là chính.

Những ngày đầu tiên ăn dặm của bé

1) Khi bé bước sang tháng thứ 5-6 và khi bé có đầy đủ các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm thì mẹ hãy chọn 1 ngày mà cả mẹ cả bé đều vui vẻ để bắt đầu tập ăn dặm.

2) Mẹ hãy chọn ra 1 trong các cữ sữa hàng ngày của con để thay bằng ăn dặm chứ không nhất thiết phải theo giờ mới.

3) Thời gian biểu ăn của bé mẹ nên cố gắng cho bé ăn thật đúng giờ để giúp các bé có nhịp sinh lý ổn định.

4) Sau khi ăn dặm mẹ cho bé bú hoặc bú bình sữa THEO NHU CẦU CỦA BÉ.
5) Ăn dặm + sữa là 1 bữa ăn liền mạch chứ không nên có khoảng thời gian nghỉ giữa chừng giữa ăn dặm và bú sữa.

6) Khởi đầu của ăn dặm nên cho bé ăn thức ăn dễ tiêu, ở đây khuyến khích cho bé ăn cháo trắng đầu tiên. Một nguyên tắc quan trọng của ăn dặm là cho bé ăn theo NHU CẦU nhưng trừ giai đoạn đầu này.

Đó là vì cơ thể và hệ tiêu hóa của bé cần có thời gian làm quen với thức ăn mới cách ăn mới. Do vậy nhất thiết cho bé ăn ít một như khuyến cáo chứ không nên cho bé ăn nhiều hơn. Mục tiêu của giai đoan đầu là bé biết đón nhận thức ăn từ thìa, có phán xạ ng¾m mom khi nuot thnc ăn. Lượng thức ăn xúc vào thìa chỉ là 1/2 đầu thìa, lượng gạt ngang, không xúc vung, nhiều quá khiến bé khó ăn, chỉ xúc từng ít một.

Cách đưa thìa vào miệng

Dùng thìa chạm vào môi dưới của bé để bé há miệng, cho cho bé “liếm” (nếm) cháo bằng đầu lưỡi, nếu bé tỏ thái độ đón nhận, hào hứng, có thể tiến hành các bước cho ăn tiếp theo, tì đầu thìa vào phần hàm trên của bé rồi rút nhẹ thìa ra, để cho bé vừa ăn kiểu nếm, trải nghiệm, lại vừa tập nuốt được lượng cháo vừa phải.  Cách cho ăn này cũng tương tự khi tăng độ thô và muốn bé tập nhai. Nếu đút lượng quá nhiều lại sâu vào lưỡi bé, bé có thể nuốt được, nhưng sẽ ko tập được phản xạ “nếm”, tương tự là phản xạ nhai sau này. độ nóng lạnh của đồ ăn cũng sẽ gây phản xạ cho bé, đồ ăn nóng ấm như nhiệt độ cơ thể là vừa đủ để bé đón nhận dễ dàng. Thái độ khen ngợi của mẹ là nguồn động viên to lớn của bé, cứ để ý thái độ vui tươi của mẹ, chắc chắn con sẽ có phản ứng tích cực rõ ràng.

II. Nửa đầu :

Trẻ TẬP ăn từ dạng lỏng chuyển sang dạng thức ăn như người lớn. Lưỡi trẻ chỉ đưa thức ăn từ mồm vào họng nên thức ăn cần ở dạng lỏng và phải mịn, khi dùng thìa kẻ một đường trên đĩa ăn mà đường kẻ của thìa liền vào ngay là đạt về độ lỏng cho trẻ mới tập ăn.Về nguyên tắc ăn dặm là ăn theo nhu cầu của trẻ nhưng riêng giai đoạn này cần cho trẻ ăn ít một để trẻ làm quen cũng như ko để hệ tiêu hóa bị hoạt động quá tải. Khi trẻ có động tác nuốt thuần thục và đã quen với ăn dặm hơn những ngày đầu thì mẹ bớt nước đi cho thức ăn đặc lại nhưng vẫn phải giữ độ mịn như ban đầu. Lúc này mẹ bắt đầu hướng đến 1 bữa ăn có món chính là tinh bột và món ăn cùng là đạm và rau. Lưu ý là cố gắng cho trẻ ăn đúng giờ để tạo nhịp sinh lý cho trẻ càng chính xác càng tốt.

Sau khi bắt đầu ăn dặm được 2 tuần thì mẹ bắt đầu cho trẻ ăn theo nhu cầu NHƯNG ở mức độ không làm ảnh hưởng đến lượng sữa hàng ngày mà con đang uống. Nhất là lượng đạm cần được khống chế ở mức đã khuyến cáo tránh để hệ tiêu hóa bị quá tải. Thức ăn mới nên được theo dõi sát phản ứng dị ứng của trẻ. Mỗi bữa nên thử 1 loại thực  phẩm mới với một lượng rất ít ( khoảng 1 thìa 15ml) để xem phản ứng dị ứng của trẻ, rồi tăng dần. Không nên ép trẻ ăn những loại thực phẩm mà trẻ không thích, hãy để trẻ ăn theo sở thích của mình.

Dinh dưỡng từ ăn dặm ở thời điểm này chỉ đóng vai trò 5% so với 95% từ sữa.

III. Nửa sau:

Khi trẻ đã quen với lịch ăn 1 cữ 1 ngày mẹ bắt đầu tăng thêm 1 cữ ăn dặm cho trẻ. Mẹ nên chọn một cữ sữa nào đó để trẻ ăn dặm nhưng cách so với cữ ăn dặm tru¤c ít nhat là 4h đong ho. Nếu trẻ có vẻ không hợp tác với cữ ăn mới, mẹ nên giảm lượng ăn ở cữ đầu xuống hơn một nửa để kích thích phản xạ đói. Không nên quá máy móc về thời điểm tăng cữ ăn dặm, mỗi trẻ là 1 cơ địa mẹ nhìn vào con nếu con đã sẵn sàng thì tăng cữ cho con: phản xạ há mồm và nuốt thức ăn tốt, hào hứng ăn dặm là những dấu hiệu con sẵn sàng.

Cách chế biến:

Cháo trắng nấu ở độ đặc 1:7 rây mịn, các món ăn khác giảm bớt nước để sền sệt nhưng vẫn mịn để con tập ăn dạng thức ăn đặc hơn sữa. Mẹ có thể cho thức ăn có độ thô nhỏ như hạt mè, nếu như bé đáp ứng tốt.

IV. Giờ ăn tham khảo giai đoạn 1

Mẹ có thể tăng lên 2 bữa/ngày, tuy nhiên nếu bé nào bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng thì vẫn bắt đầu từ 1 bữa/ngày, rồi đến 7 tháng tăng lên 2 bữa/ngày cũng không sao. Không phải cứng nhắc

V. Một số thực phẩm ăn được giai đoạn này:

Tinh bột: cháo gạo, bánh mì (sandwich, baguette), chuối, khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai sọ

Đạm: đậu hũ, cá trắng, lòng đỏ trứng, đậu (đậu Hà Lan), cá dăm khô shirasu, sữa chua, phô mai tươi

Nhóm vitamin: cá rốt, bí đỏ, bắp cải, hành tây, cà chua, bông cải xanh, củ cải, rau chânvịt ( = rau bina = rau bó xôi), táo, dâu, quýt.
Mẹ nào theo quan điểm phương Tây thì có thể cho ăn quả bơ.

VI. Lượng ăn tham khảo: cho 1 bữa

Tinh bột (vd: Cháo rây 1:10 – 1:7) : bắt đầu từ 15ml, rồi tăng dần lên 30 – 40g
đậu hũ: bắt đầu từ 15ml rồi tăng dần 10-15g
Cá: bắt đầu từ 15ml, rồi tăng dần lên 5g
Trứng: bắt đầu từ 15ml rồi tăng dần lên 2/3 lòng đỏ
Rau củ quả: bắt đầu từ 15ml, rồi tăng dần lên 20-30g
Sản phẩm từ sữa (pho mai, sữa chua): bắt đầu từ 15ml rồi tăng dần lên 55g

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here