Hóa thân vào nhân vật kể truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”

0
469
Загрузка...
Загрузка...

Đề bài: Dựa vào “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hãy đóng vai nhân vật Trương Sinh để kể lại truyện.

Bài văn mẫu Hóa thân vào nhân vật kể truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”

Ngồi ngoài sân, tôi đưa mắt nhìn những đám mây bàng bạc đang trôi trên bầu trời xanh cao kia, những đôi chim bay đâu trên những cành cây khiến cho trương sinh tôi lại ngậm ngùi nhớ về những kí ức xưa cùng với Vũ Nương và tội lỗi mà tôi đã phải ân hận cho đến tận bây giờ.

Năm ấy, khi tôi được hai mươi tuổi , nghe trong làng có cố gái Vũ thị thiết tính tình nết na, thùy mị lại thêm tư dung tốt đẹp, liền đem trăm lạng vàng đến hỏi cưới nàng về. Trong nhà luôn tràn đầy niềm vui và tiếng cười. Sau đó được một thời gian thì tôi sung sướng reo mừng vì tôi sắp được làm cha và chuẩn bị đón đứa con đầu lòng của mình. Nhưng niềm vui chưa dứt thì tôi bị gọi đi lính. Việc nước đang rất nguy cấp nên tuy nhà giàu nhưng không có học thức như tôi cũng phải rời xa gia đình đến nơi chiến trường. Ngày đi mẹ tôi rớm nước mắt căn dặn:

– Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham vọng miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn, để nhường người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng cho con được.

Tôi quỳ xuống nghe lời mẹ dặn, Vũ Nương rót đầy chén rượu tiễn:

– Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đợi được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày trở về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao; rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa đã chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.

Nàng nói song ứa hai hàng lệ, tiệc tàn nhìn mẹ và vợ với bao nỗi nhớ thương rồi tôi rứt áo ra đi. Nhìn cảnh vật xung quanh vẫn như cũ mà sao trong lòng tôi lại đầy nhưng băn khoăn. Mẹ đã già, ở nhà chỉ có một mình Vũ Nương chăm sóc, bụng thì đã to sắp đến ngày sinh. Không có con trai ở nhà làm sao cho khỏi lo lắng được đây. Những ý nghĩ ấy cứ quanh quẩn trông đầu, tôi thở dài nhìn bầu trời đã nhuộm màu xế chiều, cảnh vật thật hiu quạnh.

Thấm thoát đã ba năm trôi qua, tôi trở về cảnh làng quê vẫn như xưa không có gì thay đổi. Gần về đến nhà tôi reo mừng:

– Chà, nhìn ngôi nhà vẫn như trước, không biết mọi người ra sao?

Dứt lời, tôi đẩy cửa vào nhà nhìn thấy hai mẹ con Vũ Nương đang ngồi trên giường. Nhìn thấy tôi, nàng không khỏi vui sướng chạy ra xách đồ cho tôi , đưa tôi vào nhà rót nước, rồi hỏi thăm tình hình. Tôi vui lắm rồi nhìn xung quanh không thấy mẹ tôi gặng hỏi.

– Mẹ ta đâu?

Nhìn vẻ mặt của Vũ Nương có vẻ thay đổi, nàng bế con đặt trên đùi rồi nức nở:

– Ngày chàng đi mẹ vì nhớ thương nên đã lâm bệnh nặng, thiếp đã hết lòng chăm sóc nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Ngày mẹ ra đi mẹ có nói mong chàng sẽ trở về bình an, xin chàng đừng buồn.

Nghe xong, tôi sững người trách mình bất hiếu với mẹ. Nghỉ ngơi xong tôi bế bé Đản ra đồng nơi mộ của mẹ. Đứa bé khóc lóc, tôi dỗ dành:

– Nín đi con, cha về bà mất, lòng cha đã buồn khổ lắm rồi.

Thằng bé nghe tôi nói vậy giương đôi mắt nhỏ nói:

– Ô hay thế ông cũng là cha tôi à, mà ông lại biết nói chẳng như cha tôi trước kia nín thin thít.

Tôi sững người, ngạc nhiên gặng hỏi thì thằng bé trả lời:

– Trước kia có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, mẹ Đản đi cũng đi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Tôi đinh ninh là vợ hư thân, về đến nhà tôi la um lên cho hả giận. Mắng mỏ Vũ Nương thậm tệ. Nàng khóc lóc than, xin tôi đừng nghĩ oan cho nàng. Cũng chỉ vì tính ghen tuông qua mức, mặc kệ lời phân trần của Vũ Nương, hàng xóm sang bênh vực tôi nhất quyết một mực đánh đuổi Vũ Nương đi. Bất đắc dĩ nàng nói:

-Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay bình rơi châm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rủ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân con én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể   lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

Nói xong nàng chạy đi. Tôi hậm hực ngồi trên ghế lòng buồn đau vì có một người vợ hư thân. Chợt tối đến, ông hàng xóm hớt hải sang nói rằng Vũ Nương đã tự tử. Tôi lặng người, tuy giận vì nàng thất tiết nhưng cũng động lòng ra sông tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Về nhà ngồi nhìn đứa con nhỏ khóc vì nhớ mẹ, tôi thương tâm đến dỗ dành nó, chợt thằng bé nít bặt chỉ tay lên cái bóng của tôi trên tường và nhận đó là cha. Tôi bàng hoàng nhận ra trong những ngày tôi vắng nhà, mẹ nó đùa thường trỏ tay lên cái bóng của mình trên vách và nói đó là cha Đản. Thấu được nỗi oan của vợ, tôi trách mình nóng vội đã gây nên cái chết của vợ nhưng mọi việc đã trót thì biết làm sao bây giờ.

Bẵng đi đã nhiều tháng, khi đang ngồi câu cá bên sông thì tôi nhìn thấy Phan Lang đi đến chỗ mình và đưa cho tôi chiếc hoa vàng của Vũ Nương đem theo mình lúc trẫm mình xuống sống tự vẫn. Anh ta kể lại đã gặp được Vũ Nương dưới thủy cung và khuyên tôi lập đàn giải oan. Tôi nghe theo và quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa giữa dòng sông lúc ẩn lúc hiện nói vào:

– Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi đã thề sống chết cũng không bỏ, đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể quay lại nhân gian được nữa.

Rồi bóng nàng loang dần trên mặt nước và biến mất.

Sự việc đã xảy ra lâu quá rồi mà trong tôi nó vẫn luôn hiện lên không thể nào quên được. Để bây giờ một mình tôi phải cô đơn như vậy. Tôi nghĩ giá như ngày ấy tôi biết kiềm chế mình, tìm hiểu rõ mọi chuyện thì đâu ra đến nỗi như vậy. Tôi hối hận lắm. Nhìn lên bầu trời kia tôi lại nghĩ về Vũ Nương…

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here