Nghị luận xã hội về lòng nhân ái

0
1106
Загрузка...
Загрузка...

Đề bài: Trình bày Ý kiến của anh, chị về Lòng nhân ái

Dàn bài nghị luận xã hội về lòng nhân ái

1. Mở bài: Nêu khái quát vị trí của lòng nhân ái đối với cuộc sống tinh thần, giá trị con người trong đời sống hiện nay.
2. Thân bài:
– Lòng nhân ái là gì?
– Lòng nhân ái được thể hiện như thế nào? Bạn thấy lòng nhân ái xuất hiện ở đâu? (ví dụ như: trong các cử chỉ cao đẹp của con người, đối nhân xử thế giữa người với người, bạn lấy ví dụ thực tế trong đời sống ra, có thể từ chính cuộc sống của bản thân mình…)
– Lòng nhân ái có tầm quan trọng như thế nào?
+ Mở mang tâm hồn con người, nâng cao giá trị bản thân
+ Giúp cho quan hệ giữa người với người tốt hơn
+ Xây dựng một xã hội phát triển giàu đẹp, tràn đầy nghĩa tình…. (Bạn có thể ghi thêm ý)


-Bạn có thể phản biện để làm nổi bật tầm quan trọng của lòng nhân ái
+ Giả thiết nếu không có lòng nhân ái thì cuộc sống sẽ như thế nào?
+ Xã hội sẽ phát triển ra sao? đạo đức con người sa sút trầm trọng thế nào?…
– Làm sao để có được lòng nhân ái?(học tập, tu dưỡng đạo đức, trau dồi tình cảm cho bản thân,…)
3. Kết bài: Tùy theo yêu cầu đề, nếu làm sáng tỏ vai trò thì kết bài dưới dạng khẳng định, nếu nêu suy nghĩ bản thân thì bạn kết bạn dưới dạng cảm nhận, khái quát chung.
60s.edu.vn gửi tới các em học sinh cũng như giáo viên bài văn mẫu nghị luận xã hội về lòng nhân ái. Hi vọng đây sẽ là bài viết tham khảo hữu ích cho các em và thây cô trong việc ôn tập cho kì thi sắp tới.

Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về Lòng Nhân Ái

Nếu như Steve Godier đã từng cho rằng: “Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp nhất của con người” thì ở nước ta cũng có câu nói: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương – người trong một nước phải thương nhau cùng”. Lòng nhân ái vẫn luôn là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ ngàn đời nay. Những truyền thong ấy vẫn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ta vẫn thường tự hỏi lòng nhân ái là gì mà con người lại đề cao nó đến vậy? Theo nghĩa của từ thì “nhân” là người còn “ái” là yêu. Nhân ái có nghĩa là yêu người, hay nói cách khác nhân ái là tình yêu thương giữa con người với con người. Lòng nhân ái chính là những tình cảm mà con người trao đi mà không hề tính toán, vụ lợi, không bị ràng buộc hay cưỡng cầu mà đơn giản là họ muốn trao đi tình yêu thương một cách vô điều kiện. Muốn được sưởi ấm cho nhau bằng những trái tim chân thành và trong sáng.

Lòng nhân ái, hay tình yêu thương là thứ tình cảm tốt đẹp mà con người ta dành cho nhau. Đó có thể là tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè nhưng cũng có thể là tình cảm đối với những người xa lạ, chưa từng quen biết. Tình cảm ấy có thể đã được vun đắp trong một thời gian dài nhưng cũng có thể là tình cảm bất chợt nảy sinh, bất chợt dâng trào khi ta bắt gặp một cảnh đời, một số phận bất hạnh.

Thực ra, lòng nhân ái không ở đâu xa xôi mà nó tồn tại ngay bên cạnh chúng ta, trong cuộc sống đang trôi qua hàng ngày của con người. Lòng nhân ái được thể hiện ngay trong từng cử chỉ, ánh mắt , lời nói hay đơn giản chỉ là cảm xúc của chúng ta dành cho nhau. Dù những điều đó vô cùng đơn giản nhưng cũng đã đủ sưởi ấm trái tim con người.

Mỗi con người sống trong xã hội, tuy là một cá thể riêng biệt độc lập nhưng nếu như có lòng nhân ái thì có thể kết nối với nhau, thắt chặt mọi người với nhau. Mỗi người cần có trách nhiệm và thái độ sống tích cực để xây dựng và phát triển xã hội.

Từ xưa, đất nước ta đã có truyền thống tương thân, tương ái, “thương người như thể thương thân”. Ông cha ta luôn răn dạy các bậc con cháu rằng “Lá lành đùm lá rách” hay “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đất nước ta trải qua bao đau thương, mất mát nhưng vẫn phát triển được như ngày nay và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai  một phần là nhờ lòng nhân ái của nhân dân ta, của đồng bào ta đối với nhau. Trong thời chiến tranh, chính tình yêu thương, lòng nhân ái đã đoàn kết toàn dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn để từ đó đất nước giành được độc lập, nhân dân ta được tự do. Tình yêu thương, lòng nhân ái được thể hiện rõ nhất khi miền Nam đương đầu chống lại kẻ thù xâm lược, miền Bắc đã trở thành hậu phương lớn của miền Nam với khẩu hiệu: “tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Từ những đoàn quân nam tiến với tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” hay những chuyến xe thồ chất đầy lương thực, vũ khí, đạn dược mà nhân dân miền Bắc đã chắt chiu đều để hướng về miền Nam với tất cả tấm lòng, tất cả trái tim. Chỉ mong sao đến ngày đất nước được hoàn toàn độc lập, Bắc Nam sum họp một nhà.

Đất nước đã đi qua những tháng năm đau thương, gian khổ nhất và đang ngày càng vươn lên để hội nhập với thế giới. Thế nhưng, trong xã hội vẫn còn bao mảnh đời cơ cực. Nhân dân miền Trung hàng năm vẫn đang phải gồng mình với bão lũ, trẻ em vùng cao vẫn thiếu cái ăn cho ấm bụng, cai áo cho ấm lòng mỗi khi Đông về. Vẫn còn đó những trẻ em lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, người khuyết tật… Và biết bao số phận khổ đau khác. Trong hoàn cảnh ấy, thứ quan trọng nhất và quý giá nhất cần ở mỗi chúng ta chính là lòng nhân ái. Nếu không có những tấm lòng hảo tâm, sự giúp đỡ tận tình thì thật khó để những mảnh đời ấy có một cuộc sống bình thường. Hãy cho đi để thấy rằng, sự giúp đỡ của ta không chỉ giúp họ vượt qua khó khăn, mang lại hạnh phúc cho họ mà còn mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho chính chúng ta. Bởi cho đi chính là nhận lại. Khi bạn mỉm cười với người khác thì người đó cũng sẽ tặng lại cho bạn một nụ cười. Như B.T Washington đã từng nói: Người hạnh phúc nhất là người làm được nhiều điều nhất cho người khác”.

“Không ai nghèo túng khi cho đi” – Anne Frank. Thế nhưng, trong xã hội vẫn còn rất nhiều người có thái độ sống vô cảm. Họ sống một cách ích kỷ, chỉ biết tới bản thân mình, luôn đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu và luôn lo sợ bản thân mình chịu thiệt thòi. Họ dửng dưng, thờ ơ với nỗi đau của người khác. Đó là căn bệnh của rất nhiều người hiện nay. Và căn bệnh đó cần bị lên án, phê phán một cách gay gắt.

Thế hệ trẻ ngày nay cần phải không ngừng học tập, rèn luyện để trở thành một người có ích, để đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh. Để luôn gìn giữ và phát huy truyền thống tương thân tương ái của cha ông ta.

Sống trên đời cần phải có lòng nhân ái, cần yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình. Bởi có thế cuộc sống của con người ta mới thật sự ý nghĩa. Bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Loading...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here