Nắm chắc tính chất hóa học của các chất là bước đệm vô cùng quan trọng để có thể học tốt môn hóa học. Nếu còn đang mông lung về các tính chất liên quan đến hidro thì hãy tham khảo ngay những chia sẻ về tính chất hóa học của hidro và bài tập ứng dụng dưới đây, chắc chắn sẽ rất hữu ích cho bạn đấy!
I. Lý thuyết về tính chất hóa học của Hidro
1. Tính chất vật lý của Hidro
Trước khi đi đến phần tính chất hóa học của Hidro hãy nắm qua kiến thức về tính chất vật lý của hidro đã nhé.
– Ký hiệu hóa học: H
– Nguyên tử khối: 1
– Công thức phân tử: H2- phân tử khối 2
– Là chất khí, không màu không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí 14,5 lần
– Tan ít trong nước(rất ít)
– Nhiệt độ hóa lỏng: -183 độ Công
– Là loại khí nhẹ nhất
2. Tính chất hóa học của Hidro
a. Tác dụng với oxi
Khi hidro cháy trong oxi sẽ có ngọn lửa xanh và tạo thành nước.
Phương trình phản ứng: 2H2 + O2 —> H2O
Lưu ý: Nếu như lấy tỷ lệ về thể tích thì hồn hợp H-O sẽ gây ra nổ mạnh( hồn hợp nổ)
Khi hidro cháy trong oxi tạo ra hơi nước và phản ứng tỏa nhiều nhiệt, chính vì vậy người ta dùng hidro làm nhiên liệu cho đèn xì oxi- hidro để hàn cắt kim loại.
b. Tác dụng với đồng (II) oxit
Hidro có thể kết hợp với Cu (II) oxit tạo thành H2O và giải phóng đồng tự so
Phương trình phản ứng: CuO + H2 —> Cu + H2O
3. Ứng dụng của hidro
Hidro là chất được ứng dụng nhiều trong cả đời sống và công nghiệp như: Bơm vào khinh khí cầu, nhiên liệu cho động cơ tên lửa, nguyên liệu sản xuất amoniac, khử một số oxit kim loại,…
II. Bài tập ứng dụng tính chất hóa học của hidro
1. Bài tập tính chất hóa học của hidro
Bài tập 1: Hoàn thành phương trình phản ứng:
a. H2 + Fe3O4 —> … + …
b. PbO + H2 —> … + …
Bài tập 2:
Dùng hidro để khử a gam CuO thu được B gam Cu. Đem lượng Cu thu được tác dụng với Cl2 thu được 33,75 gam CuCl2. Hãy tính a và b.
Bài tập 3:
Cho mạt sắt vào một dung dịch có chứa 0,2 mol H2SO4 loãng. Sau một thời gian thấy bột sắt tan ra hoàn toàn và thu được 1,68 lít khí H2 (dktc). Hãy:
a. Tính khối lượng mạt sắt đã phản ứng.
b. Để có lượng dắt tham gia phản ứng trên người ta phải dùng bao nhiêu gam Fe(III) oxit tác dụng với khí H2 (dư).
Bài tập 4:
Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng với H2 ở nhiệt độ thích hợp. Nếu như thu được 26,4 gam hỗn hợp đồng và sắt, khối lượng đồng gấp 1,2 lần khối lượng sắt thì cần tất cả bao nhiêu lít khí hidro.
Bài tập 5:
Cho hỗn hợp chứa 4,6 gam natri và 3,9 gam kali tác dụng với nước. Hãy:
a. Tính thể tích khí hidro thu được (trong dktc)
b. Dung dịch sau phản ứng làm cho quỳ tím ẩm biến đổi màu như thế nào?
Bài tập 6:
Cho hỗn hợp gồm 60% Fe2O3 và 40% CuO. Người ta dùng H2 dư để khử 20 gam hỗn hợp đó. Hãy:
a. Tính khối lượng sắt và khối lượng đồng thu được sau phản ứng.
b. Tính số mol H2 đã tham gia phản ứng.
Bài tập 7:
Đem nhúng một lá nhôm vào dung dịch đồng sunfua, sau đó một thời gian lấy lá nhôm đó ra thấy rằng khối lượng dung dịch nhẹ đi 1,38 gam. Hãy tính khối lượng nhôm đã phản ứng.
2. Đáp án
Bài tập 1:
a. Fe + H2O
b. Pb + H2O
Bài tập 2:
a= 20 gam
b= 16 gam
Bài tập 3:
a. 4, 2 gam b. 6 gam
Bài tập 4:
12,23 lít
Bài tập 5:
a. 3,36 lít b. 6 gam
Bài tập 6:
a. mCu= 6,4 gam mFe= 10,5 gam
b. 0,325 mol
Bài tập 7:
0,54 gam
Hy vọng những chia sẻ về tính chất hóa học của hidro và bài tập ứng dụng bên trên giúp ích cho bạn trong quá trình học tập, chúc các bạn luôn học tốt môn hóa!